Trên mạng hiện nay chỉ cần gõ Healit 5g thì có cả nghìn kết quả hiện ra trong vài giây. Tuy nhiên, thông tin trên các bài viết ấy còn chưa đầy đủ thông tin để giải đáp được hết những thắc măc của người đọc. Vì thế, Trungtamytengabay.vn tổng hợp bài viết này để giúp bạn có một cái nhìn cụ thể về thuốc Healit trong điều trị các vết thương hở.
Thuốc Healit 5g là thuốc gì?
Thuốc Healit 5g là một sản phẩm thuộc vào nhóm thuốc da liễu, chuyên dùng trong các trường hợp người dùng có các vết thương hở. Với khả năng giúp hồi phục vết thương rất nhanh, sản phẩm đang được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng. Healit được sản xuất và đăng ký bởi công ty VH Pharma a.s., Jakubská 647/2,110 00 Praha 1, Czech Republic.
Thành phần và tác dụng
Healit 5g được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, có thành phần chính là Bacitracin, Polymyxin, Neomycin và Lidocaine – Những nhóm kháng sinh tốt nhất cho vết thương hở ngoài da.
Bacitracin
Là kháng sinh polypeptid tạo ra bởi Bacillus subtilis. Bacitracin ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, găn cản sáp nhập các amino acid và nucleotid vào vỏ tế bào. Bacitracin cũng gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn và khác với penicilin, nó có tác dụng chống các thể nguyên sinh.
Đặc biệt, Bacitracin không gây phản ứng chéo với các kháng sinh khác vì thế có thể được phối hợp với các kháng sinh khác như neomycin và polymyxin B để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ do vi khuẩn nhạy cảm.
Bacitrcin thường được dùng để ngăn chặn những nhiễm trùng da nhẹ gây ra bởi các vết cắt nhỏ, vết trầy hay bỏng.
Polymyxin
Polymyxin có tác dụng chống lại trực khuẩn gram âm, bao gồm cả các vi khuẩn đa kháng thuốc như Acinetobacter baumanii, Pseudomonas aeruginosa, E. coli* và một số chúng Klebsiella cực kỳ kháng thuốc.
Plymyxin thường được dùng để điều trị viêm tai ngoài, viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm giác mạc và loét giác mạc, dùng rửa bàng quang để dự phòng nhiễm khuẩn – niệu và nhiễm khuẩn – huyết do dùng ống thông bàng quang…
Neomyxin
Neomyxin được sử dụng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn, nhiễm khuẩn nông ở da do tụ cầu và liên cầu (sưng, viêm, áp xe, mủ, phỏng nước, lở loét…)
Lidocaine
Thành phần này được sử dụng để trị ngứa và đau do tình trạng tổn thương da (ví dụ như vết xước, bỏng nhẹ, bệnh chàm, vết côn trùng cắn) và để điều trị triệu chứng ngứa và khó chịu không đáng kể do bệnh trĩ và một số vấn đề khác ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn (các vết nứt hậu môn, ngứa quanh âm đạo hoặc trực tràng).
Một số dạng của thuốc này cũng được sử dụng để làm giảm sự khó chịu hoặc đau trong một số xét nghiệm hoặc quy trình chữa bệnh. Lidocaine còn là chất gây tê cục bộ hoạt động bằng cách gây tê tạm thời hoặc làm mất cảm giác ở da và niêm mạc.
Chính vì những tác dụng như trên, nhà sản xuất đã nghiên cứu và kết hợp 4 thành phần này để cho ra đời thuốc bôi ngoài da Healit skin ointment, tạo ra sự đột phá cho việc điều trị vết thương hở.
Chỉ định
Thuốc Healit 5g được chỉ định trong các trường hợp:
- Healit 5g được bôi lên vùng da bị thương sẽ giúp ức chế vi khuẩn, ngăn không cho khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm.
- Tiêu diệt vi khuẩn, giúp giảm sưng, tiêu viêm và mau khô vết thương, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.
- Giảm đau ngay lập tức, giúp bạn giảm bớt cơn đau, sự khó chịu mà vết thương ngoài da mang lại.
Chống chỉ định
Healit 5g chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Không dùng chung với các thuốc ức chế thần kinh cơ.
Thận trọng khi sử dụng
Dùng thận trọng và giảm liều ở các bệnh nhân suy chức năng thận vì nó gây ra độc tố thận có thể được biểu hiện dưới dạng albumin trong nước tiểu, vỏ tế bào trong nước tiểu, tăng urê huyết.
Ngưng điều trị ở các bệnh nhân đi tiểu ít và tăng BUN(Blood Urea Nitrogen), các phản ứng độc thần kinh thường liên quan với nồng độ cao trong huyết thanh, thường ở các bệnh nhân rối loạn chức năng thận.
Không dùng trong thời gian dài do thuốc tăng nguy cơ dị ứng tiếp xúc
Tương tác thuốc
Vì trong Healit 5g có thành phần bacitracin nên cần lưu ý một số tương tác thuốc sau:
Dùng bacitracin toàn thân, đồng thời hoặc tiếp theo các thuốc khác có độc tính với thận (thí dụ các kháng sinh aminoglycosid, polymyxin) sẽ làm tăng độc tính ở thận.
Bacitracin dùng ngoài, có thể phối hợp với các kháng sinh khác như neomycin và polymyxin B, và đôi khi với corticosteroid để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ do vi khuẩn nhạy cảm.
Tác dụng phụ
- Với thận: gây suy thận cáp, viêm ống thận cấp, bí tiểu tiện…
- Với thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thị giác, mất phương hướng, dị cảm, ức chế thần kinh cơ.
- Thường gặp: da phát ban.
- Ít gặp: phản ứng quá mẫn bao gồm phát ban và phản vệ.
- Hướng dẫn cách xử trí: Ngừng điều trị nếu có phản ứng quá mẫn.
Ngoài ra còn gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Liều dùng
- Thuốc Healit 5g chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, với liều thường sử dụng là:
- Làm sạch vùng bị nhiễm khuẩn và bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ Healit 1 đến 3 lần/ngày.
- Không nên dùng quá 7 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương, bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Đối với các trường hợp quên liều thì không cần quá lo ngại. Cứ tiếp tục sử dụng như liều dùng đã được chỉ định bình thường.
Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
Healit 5g được thận trọng khi sử dụng cho vết thương hơ. Vậy còn vết bỏng thì sao? Vết bỏng có dùng được không?
Healit 5g có tác dụng gì đối với vết bỏng?
Trong thuốc Healit 5g có thành phần chính là Bacitracin-kháng sinh ngăn chặn nhiễm trùng, thành phần Neomyxin chống nhiễm khuẩn và hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, thành phần Neomyxin giúp giảm viêm, giảm sưng tấy, viêm nhiễm. Ngoài ra còn có thành phần giảm đau Lidocaine, có tác dụng như một loại thuốc gây tê tạm thời, giúp giảm bớt sự đau rát do vết bỏng gây ra cho bạn.
Chính vì ngăn chặn nhiễm trùng, viêm loét, nhanh chóng làm vết thương mau khô nên sau khi hồi phục, vết sẹo sẽ mờ và nhỏ hơn rất nhiều.
Mỗi người nên “bỏ túi” một tuýp Healit để phòng tình huống cần thiết có thể đem ra áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thương không mong muốn. Bởi vì không những sử dụng rất hiệu quả trong các trường hợp bị bỏng mà Healit còn có thể xoa dịu cơn đau và chữa lành các vết thương ngoài da khác như trầy xước, viêm loét do vi khuẩn, sưng tấy nhiễm trùng da..v.v.
Bỏng hay nhiễm trùng nhẹ healit đều có tác dụng vậy còn với sẹo thì sao? Đây chắc hẳn cũng là 1 câu hỏi mà bạn đang trăn trở.
Healit 5g có tác dụng với sẹo không?
Thuốc Healit 5g là thuốc điều trị các vết thương ngoài da. Thuốc Healit có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do hoạt động trong tế bào biểu bì, từ đó giúp vết thương mau lành hơn, giảm đau và hạn chế để lại sẹo.
Bên cạnh Healit (bao bì xanh dương) thì cũng có một loại healit dạng gel (bao bì bỏ) và dạng viên đặt hậu môn với thành phần đặc biệt với nhiều sự cải tiến
Sự cải tiến của thuốc Healit 5g dạng gel (Healit Skin Ointment) và dạng viên đặt hậu môn (Healit Rectan)
Thành phần
Thành phần trong thuốc Healit 5g dạng gel và đặt là:
- Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate (chiếm 10%): Đây là thành phần hóa dược quan trọng của thuốc Healit. Chất này có khả năng diệt trừ các gốc tự do, giúp vết thương mau lành hơn.
- Macrogol 300 (khoảng 46%): Chất tạo độ nhớt.
- Nước cất (khoảng 44%).
Tác dụng
Copolymer 2-hydroxyethyl là 1 copolymer được tạo thành từ phản ứng đồng trùng hợp 2-hydroxyethyl methacrylate bằng liên kết chéo với các amin, hình thành hiệu ứng chắn không gian, ngăn cản quá trình hình thành các gốc tự do trong cơ thể.
Đồng thời, Copolymer 2 – hydroxyethyl có cấu trúc đại phân tử như màng bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ vết thương tránh nhiễm trùng.
Macrogol 300 và nước tinh khiết được sử dụng phối hợp để hình thành cấu trúc gel cho phân tử thuốc, đem lại độ nhớt thích hợp, đảm bảo cho thuốc bám được trên da và niêm mạc không bị bay hơi hay trôi đi quá nhanh làm mất tác dụng điều trị.
Khi bào chế kết hợp các thành phần trên, Healit đem đến tác dụng:
- Dọn gốc tự do, ngăn cản quá trình thoái hóa, tạo điều kiện cho quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
- Cân bằng độ ẩm, tạo pH và nhiệt độ thích hợp, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi tổn thương.
- Tạo hàng rào bảo vệ, tránh nhiễm khuẩn đồng thời bảo vệ lớp mô mới phát triển, đang lên da non.
- Giảm đau, giảm chảy máu.
- Như đã nói ở trên healit có 2 dạng:
- Dạng gel – dung dịch cô đặc: dùng để điều trị vết thương hở ngoài da.
- Dạng viên đặt hậu môn: thường được dùng để điều trị nứt kẽ hậu môn, giảm đau do trĩ,…
Liều dùng
Đối với dạng gel
Thoa thuốc healit từ 2 lần trong ngày;
Thời gian điều trị tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và tình trạng bệnh nhân.
Đối với dạng viên đặt
Số lượng 1 viên/lần đặt;
Số lần: 1 lần/ngày.
Lưu ý, liều dùng trên đây của thuốc đặt chỉ có tính tham khảo, không áp dụng cho tất cả trường hợp bệnh. Bạn nên đến thăm khám và tuân thủ theo chỉ định liều lượng của bác sĩ.
Tùy vào tình trạng vết thương, loại và vị trí vết thương mà ta có lựa chọn thuốc healit khác nhau cho phù hợp.
Thuốc Healit 5g giá bao nhiêu?
Thuốc Healit 5g hiện tại đang được bán trên thị trường với giá rơi vào khoảng 400.000 VNĐ một tuýp thuốc dạng gel. Giá cả dạng đặt vẫn đang được chúng tôi cập nhật nhanh chóng nhất để mang đến cho bạn đọc. Giá bán của sản phẩm này ở mỗi nhà thuốc sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, những sự khác biệt này sẽ không quá đáng kể.
Nếu bạn tìm mua phải những hộp thuốc có giá cách biệt quá xa với giá nêu trên thì cần có những sự cẩn trọng nhất định.
Thuốc Healit 5g mua ở đâu?
Thuốc Healit 5g được bán rất rộng rãi ở rất nhiều các nhà thuốc khác nhau trên toàn quốc. Quý khách có thể tìm mua trực tiếp hoặc đặt hàng online đều rất tiện lợi với giá thành phải chăng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Healit 5g mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sản phẩm, bạn có thể gọi điện trực tiếp vào hotline của Trungtamytengabay.vn, tổ tư vấn viên với trình độ dược sĩ đại học của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc.
Hy vọng bạn có thể tìm được loại thuốc phù hợp với mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Tài liệu tham khảo:
Polymyxin Derivatives that Sensitize Gram-Negative Bacteria to Other Antibiotics. Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6359160/