Theo thống kê cho biết, bệnh loãng xương ở Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng báo động. Có khoảng 2,8 triệu dân bị loãng xương, đa số ở phụ nữ và người già. Loãng xương ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là tử vong. Aclasta là thuốc được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh loãng xương.
Bài viết dưới đây Trungtamytengabay.vn sẽ cung cấp thông tin về Aclasta cho bạn đọc hiểu rõ hơn về thành phần, tác dụng cũng như những chỉ định cụ thể của thuốc.
ACLASTA 5MG/100ML LÀ THUỐC GÌ?
Thuốc Aclasta là thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch.
Là thuốc điều trị bệnh loãng xương sau thời kỳ mãn kinh ở nữ, loãng xương ở nam, phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương hông và điều trị loãng xương do corticoid.
THÀNH PHẦN
Acid Zoledronic với hàm lượng 5 mg trong 100ml dung dịch truyền.
DẠNG BÀO CHẾ VÀ SĐK
- Thuốc aclasta được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch 5mg/100ml acid zoledronic.
- Thuốc aclasta do công ty dược phẩm Novartis Pharm Stein A.G – THỤY SĨ.
- SĐK:VN-19294-15.
TÁC DỤNG CỦA ACLASTA LÀ GÌ?
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng. Xương sẽ dần bị yếu đi do thiếu chất tái tạo xương, cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến xương giòn, dễ gãy và cuối cùng là gãy xương.
Vì vậy, trong điều trị loãng xương cần ngăn ngừa nguy cơ gãy xương và tái gãy xương cho bệnh nhân.
Biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay cho những bệnh nhân này là dùng thuốc chống hủy xương và thuốc tân tạo xương.
Aclasta là thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ gãy xương được sử dụng rộng rãi. Thuốc có khả năng giảm 41% nguy cơ gãy xương hông và 70% nguy cơ gãy xương cột sống, đặc biệt giảm 28% tử vong sau gãy xương.
Thuốc tác dụng lên xương theo cơ chế ức chế quá trình tiêu xương qua trung gian của hủy cốt bào.
Bên cạnh đó thuốc làm tăng đáng kể lượng khoáng chất ở xương, giúp xương chắc khỏe, nhất là ở xương sống thắt lưng, xương hông và đầu xương quay.
Aclasta còn có tác dụng ngăn ngừa các hiện tượng liên quan đến xương như gãy xương bệnh lý, chiếu xạ hoặc phẫu thuật xương, ép cột sống, tăng calci máu do ung thư.
Mỗi lần truyền thuốc có tác dụng trong 12 tháng.
CHỈ ĐỊNH ACLASTA 5MG/100ML
- Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, loãng xương nam giới và loãng xương người già trên 50 tuổi.
- Phòng và điều trị loãng xương do corticoid.
- Bệnh paget xương.
- Điều trị calci máu do ung thư.
- Phòng ngừa gãy xương lâm sàng cho bệnh nhân đã gãy xương hông.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người dị ứng với thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Calci máu giảm.
- Bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng zometa.
- Bệnh nhân đang điều trị loãng xương bằng bisphosphonate khác.
- Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có bệnh lý về răng, hàm.
LIỀU DÙNG ACLASTA
Liều dùng khuyến cáo trong điều trị loãng xương sau mãn kinh và loãng xương nam giới là truyền tĩnh mạch lọ aclasta 5mg/100ml 1 lần/ 1 năm.
Để phòng gãy xương lâm sàng sau gãy gãy xương hông, bác sĩ khuyến cáo truyền tĩnh mạch 5mg/100ml cho bệnh nhân mỗi năm một lần.
Trong điều trị bệnh paget xương cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị tăng calci máu do ung thu liều lượng khuyến cáo là 4mg.
CÁCH DÙNG THUỐC
Truyền thuốc vào tĩnh mạch không dưới 15 phút, với một tốc độ hằng định.
Không cần pha loãng aclasta.
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.
Chú ý điều trị ở bệnh nhân suy thận. Nếu bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinine < 35ml/phút không dùng aclasta, nếu hệ số thanh thải creatinine > 35ml/phút không cần điều chỉnh liều aclasta trong điều trị.
Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi vì ở giai đoạn này trẻ đang phát triển xương, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Ở người già dùng thuốc bình thường, liều dùng không cần giảm vì sinh khả dụng, sự hấp thu và thải trừ thuốc giống với bệnh nhân ở lứa tuổi khác.
CÁCH TRUYỀN THUỐC AN TOÀN
Thực hiện truyền theo các bước sau:
- Truyền tĩnh mạch 300ml dung dịch truyền đẳng trương để cung cấp đủ nước cho bệnh nhân với tốc độ 40 giọt/ 1 phút.
- Sau đó, truyền 100ml dung dịch aclasta với tốc độ 60 giọt/ phút, theo dõi bệnh nhân trong quá trình truyền.
- Tiếp tục truyền hết chai dung dịch đẳng trương còn lại. Để bệnh nhân nghỉ ngơi khoảng 15 phút trước khi vận động.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Acid zoledronic có trong thuốc được bài tiết chủ yếu ở thận nên cần thận trọng nếu dùng aclasta với các thuốc có ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận.
Truyền thuốc riêng biệt, không pha dung dịch truyền aclasta với các dung dịch truyền khác, đặc biệt là dung dịch có chứa calci hoặc cation hóa trị 2.
Bệnh nhân ung thư điều trị bằng zomena không được dùng aclasta vì có thành phần acid zoledronic giống nhau.
TÁC DỤNG PHỤ
Các tác dụng phụ có thể có là:
- Thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
- Nhức đầu, choáng váng.
- Rối loạn vị giác, buồn nôn, chán ăn, nôn.
- Viêm kết mạc.
- Đau xương, đau cơ, đau mỏi toàn thân.
- Sốt, cúm.
- Đau khớp.
Các triệu chứng này thường xảy ra vài ngày sau khi truyền thuốc.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC
- Người truyền phải có kỹ thuật trong truyền tĩnh mạch.
- Bù đủ nước cho bệnh nhân trước khi truyền. Tránh truyền quá nhiều nước cho bệnh nhân suy tim.
- Theo dõi huyết áp và mạch đập của bệnh nhân trong quá trình truyền.
- Thời gian truyền ít nhất là 15 phút.
- Bổ sung đầy đủ calci và vitamin D cho bệnh nhân trước và sau khi truyền.
- Bệnh nhân suy gan và suy thận cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng.
BẢO QUÁN ACLASTA
Thuốc Aclasta có hạn sử dụng là 36 tháng tính từ ngày sản xuất.
Bảo quản Aclasta: Chai trước khi mở thì bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, Sau khi mở chai thì hoá chất trong chai được ổn định trong 24 giờ ở 2-8oC.
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG BẰNG TRUYỀN TĨNH MẠCH ACLASTA CÓ ƯU ĐIỂM GÌ?
Truyền hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch aclasta một lần có tác dụng kéo dài trong 1 năm nên rất tiện lợi cho bệnh nhân.
Phù hợp cho những bệnh nhân không uống được thuốc do bệnh lý trào ngược dạ dày, bệnh nhân không đứng hoặc ngồi được trong 30 phút, bệnh nhân bị gãy xương phải nằm điều trị,..
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan hay người già.
Hạn chế được các trường hợp quên liều hay quá liều.
LÀM SAO ĐỂ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG VỚI ACLASTA HIỆU QUẢ?
Loãng xương gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các cơn đau xương sẽ thường xuyên xảy ra dẫn đến bệnh nhân mất dần khả năng vận động, tồi tệ hơn là giảm chiều cao, biến dạng cột sống, xương giòn dễ gãy.
Những bệnh nhân bị loãng xương điều trị bằng aclasta cần phối hợp với:
- Thường xuyên luyện tập thể thao.
Những người bị loãng xương rằng vận động nhiều sẽ ảnh hưởng đến xương. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay ít vận động chính là nguyên nhân khiến mật độ xương giảm nhanh hơn.
Người bị loãng xương có thể lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh, các bài tập nhịp điệu, đi bộ.
Điều này sẽ giúp xương bạn dẻo dai, rắn chắc hơn.
- Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.
Thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến xương của bạn. Bạn nên duy trì cân nặng ở mức phù hợp, không nên ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân hay giảm cân đột ngột.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là đạm, calci, vitamin D.
Thường xuyên ăn thịt, cá, trứng, sữa,… và phơi nắng trước 9h sáng để cơ thể tổng hợp vitamin D.
Tuy nhiên không được ăn quá nhiều thực phẩm đạm để tránh nguy cơ mắc các bệnh khác.
- Không nên ăn chế độ ăn thừa muối.
Lượng muối cần cho một ngày khoảng 1,8-2mg. Cơ thể thải natri qua thận kéo theo calci. Vì vậy, bệnh nhân loãng xương nên có chế độ ăn nhạt, kiểm soát muối ăn chặt chẽ để tránh làm mất xương.
- Không nên lạm dụng thuốc giảm đau.
MUA ACLASTA 5MG Ở ĐÂU TẠI HÀ NỘI, TPHCM?
Bạn có thể mua aclasta ở các trung tâm y tế hoặc hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.
Tuy nhiên, bạn cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua để truyền tại nhà.
ACLASTA GIÁ BAO NHIÊU?
Một lọ dung dịch tiêm truyền aclasta 5mg/100ml có giá 7.200.000 vnđ.
Aclasta có tác dụng hiệu quả cao, tiện lợi trong điều trị nên ngày càng được các bác sĩ khuyên dùng. Ở những người bị gãy xương sớm, phụ nữ 50 tuổi trở lên, người bị đau lưng hay giảm chiều cao không rõ nguyên nhân thường xuyên đi khám chẩn đoán loãng xương để sớm được điều trị.