Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá nhiều người mắc phải, nhất là đối với những người có công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều (thư ký, làm trong nhà máy may,…), công việc nặng nhọc như bốc vác,… hay người béo phì, thừa cân, không chịu ăn thức ăn giàu chất xơ,… Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ rất khó chịu đặc biệt khi ngồi, hay đi vệ sinh nó sẽ như một ác mộng mà ai cũng muốn loại trừ.
Vậy làm sao để có thể loại bỏ dứt điểm được căn bệnh này, đem lại cuộc sống yên vui cho các bệnh nhân trĩ, các bạn sẽ không thể bỏ qua mà không thử phương pháp “chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không” này được.
Trước khi tìm hiểu cách loại bỏ búi trĩ bằng lá trầu không Trungtamytengabay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh này nhé:
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?
- Là bệnh về tĩnh mạch tại hậu môn, do sự phình đại tĩnh mạch do máu bị ứ đọng tại búi tĩnh mạch này lâu ngày mà hình thành nên. Khi tình trạng này càng kéo dài sẽ dẫn đến búi tĩnh mạch trong hậu môn bị phình ra, chảy xệ và có thể thò ra khỏi hậu môn.
- Bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội là bệnh trĩ khi búi trĩ nằm ở phía trên đường hậu môn – trực tràng; trĩ ngoại là bệnh trĩ khi búi trĩ nằm phía dưới đường hậu môn – trực tràng; bệnh trĩ hỗn hợp
Biểu hiện bệnh trĩ như thế nào?
Triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ sẽ phụ thuộc vào từng loại trĩ mà bệnh nhân mắc phải. Nhưng chúng vẫn sẽ có chung một số triệu chứng đặc thù của bệnh như sau:
- Ngứa, rát vùng hậu môn. Triệu chứng này đôi khi bệnh nhân sẽ chủ quan mà bỏ qua, không chú tâm tới dẫn đến tình trạng búi trĩ sẽ tiến triển nhanh hơn vì bệnh nhân không cải thiện được chế độ sinh hoạt cũng như điều trị sớm.
- Chảy máu sau khi đi đại tiện. Triệu chứng này bệnh nhân sẽ dễ dàng nhận thấy sau khi đi đại tiện, máu sẽ dính đỏ trên giấy vệ sinh sau khi chùi hoặc màu nước dưới bồn cầu sẽ chuyển sang màu đỏ.
- Sưng đỏ, đau ở vùng hậu môn
- Sa búi trĩ, hay búi trĩ thò ra ngoài. Đây là một triệu chứng lâm sàng rất rõ ràng của bệnh trĩ, ban đầu búi trĩ sau khi thò ra (khi bệnh nhân đứng quá lâu hay ngồi xổm quá lâu) sẽ tự co lại vào trong mà không cần một tác động vật lý nào. Sau đấy dần dần búi trĩ sẽ thò ra ngoài thường xuyên hơn và cần tác động vật lý bằng cách đẩy vào nó mới có thể đi và trong lỗ hậu môn như trước được.
Tại sao lại bị mắc bệnh trĩ?
Yếu tố nguy cơ dẫn đến bạn bị mắc trĩ:
- Chế độ ăn chưa đảm bảo vitamin, ăn ít rau, ít chất xơ
- Hoàn cảnh công việc: khi phải ngồi làm việc quá lâu, chiếm một lượng thời gian lớn trong ngày
- Thể trạng: thừa cân chỉ số BMI > 23, béo phì
- Các đối tượng hay bị tiêu chảy, táo bón, hay phụ nữ sau khi sinh em bé
- Bệnh lý: các bệnh nhân có các khối u như u tử cung, u đại trực tràng,…
Bệnh trĩ sau sinh
Phụ nữ khi mang thai, tử cung giãn lớn,nặng gây cản trở rất nhiều trong việc lưu thông máu ở tĩnh mạch xa, làm giảm máu lưu thông để quay trở về tim như bình thường. Điều này sẽ gây ứ máu tại các tĩnh mạch trong lòng hậu môn, gây căng phì, dần hình thành búi trĩ tại hậu môn
Đối với phụ nữ, mang nặng đẻ đau đã là một điều rất vất vả đối với chị em. Sau khi sinh em bé, cái đau khó chịu của vết thương khi sinh sẽ càng gây khó khăn hơn cho các bà mẹ. Sự đau đớn sau sinh cùng với đau từ búi trĩ lại càng gây nên khó chịu, suy nhược thần kinh và rất bất tiện trong cuộc sống hằng ngày, nên việc loại bỏ hoàn toàn búi trĩ sẽ càng sớm, càng tốt.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin mang thai khi bị trĩ qua bài viết sau: [GIẢI ĐÁP] Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân bệnh và cách điều trị hiệu quả
Công dụng của trầu không trong điều trị trĩ
Lá trầu không là một loại lá rất phổ biến và thân thuộc với người dân Việt Nam. Đây là loại lá mà từ xa xưa các cụ thường dùng để ăn trầu. Cây trầu không là loại cây thân leo, dễ trồng, có lá dạng hình tim.
Trầu không không những được dùng phổ biến hàng ngày như một loại gia vị hay thú vui tao nhã cho các cụ nhai trầu, nó còn chứa hàm lượng lớn tinh dầu, các chất có khả năng kháng viêm, khử trùng rất tốt.
Nó được ứng dụng đa dạng trong các bài thuốc trong nước cũng như ngoài nước ví dụ như điều trị táo bón, viêm khớp, đau răng,…Và lá trầu không cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả trong việc điều trị dứt điểm bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Có 2 cách sử dụng lá trầu không trong điều trị bệnh trĩ:
Xông trầu không và các nguyên liệu tự nhiên khác
Sử dụng lá trầu không cùng với một số nguyên liệu tự nhiên khác chính là: hạt gấc, quả cau, quả bồ kết.
- Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không 15 – 20 lá
- Hạt của quả gấc sau khi đã loại bỏ phần thịt màu đỏ 15 – 20 hạt
- Quả bồ kết đã chín khoảng 15 quả
- Quả cau:cần có 2 quả
Cách tiến hành:
- Bước 1: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch bụi bẩn bằng nước nhiều lần, sau đấy ngâm tất cả bằng nước muối loãng để giúp nguyên liệu sạch hơn.
- Bước 2: Bỏ hạt gấc, quả bồ kết đã được làm sạch vào cối giã cho nát. Cau thì bửa nhỏ thành nhiều miếng, làm như thế này sẽ giúp khi đun các chất trong các nguyên liệu này sẽ được tiết ra nhiều nhất có thể.
- Bước 3: Cho lá trầu không vào nồi cùng với hạt gấc, quả bồ kết đã giã nát, quả cau đã được cắt thành các miếng nhỏ vào nồi, cho khoảng 1 lít nước sạch vào, bắc lên bếp và đun sôi. Khi hỗn hợp trong nồi sôi được khoản 10 phút thì tắt bếp.
- Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, để một chút cho thoáng khô. Bạn hãy dùng hỗn hợp vừa nấu trên Xông hậu môn cho tới khi dung dịch trong nồi nguội hẳn (Cẩn thận, nếu quá nóng các bạn có thể để một chút cho nước trong nồi nguội bớt đi chút rồi mới bắt đầu xong để tránh tình trạng bỏng hơi nước)
Làm liên tục như vậy một ngày tối thiểu 2 lần/ ngày (tốt nhất cũng chỉ nên làm 2 – 3 lần/ ngày) sau khoảng hơn 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng búi trĩ của mình được cải thiện hẳn, cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.
Ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ – Sử dụng trực tiếp lá trầu không
Do hoàn cảnh nơi sinh sống, không phải ở đâu bạn cũng có thể tìm được đầy đủ 4 nguyên liệu như trên nên các bạn cũng có thể áp dụng cách này để hỗ trợ trong điều trị trĩ chỉ bằng lá trầu không đơn thuần nhé. Cách này sẽ lâu hơn nhưng cũng cải thiện được tình trạng bệnh trĩ của bạn rất tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không khoảng 20 – 25 lá
Cách tiến hành:
- Bước 1: Đem lá trầu không đã chuẩn bị rửa sạch bằng nước nhiều lần, sau đấy ngâm lại bằng nước muối loãng để giúp loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn bám ở lá trầu.
- Bước 2: Sau khoảng 5 phút ngâm trong nước muối loãng, vớt lá trầu ra cho vào nồi và đổ khoảng 1 lít nước sạch vào, cho lên bếp đun sôi.
- Bước 3: sau khi hỗn hợp trong nồi sôi được khoảng 10 phút, tắt bếp và để dung dịch trong nồi nguội dần
- Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, khi nước trầu không trong nồi nguội đủ ấm bạn bắt dầu ngâm hậu môn trong dung dịch này đến khi dung dịch nguội hẳn (Lưu ý ngâm từ khi dung dịch nấu còn ấm nóng – không nên ngâm khi quá nóng hay khi đã quá nguội)
Viêc ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ nên làm liên tục như vậy một ngày tối thiểu 2 lần/ ngày (tốt nhất cũng chỉ nên làm 2 – 3 lần/ ngày) sau khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng búi trĩ của mình được cải thiện hẳn, cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.
Lưu ý khi sử dụng trầu không điều trị bệnh trĩ
Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ tại nhà đã là một phương pháp dân gian được truyền lại lâu đời. Tuy nhiên để việc chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tự nhiên tại nhà đạt được kết quả tốt nhất các bạn cũng cần lưu ý hơn tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
- Nên ăn thêm nhiều rau xanh, nhiều chất xơ để giúp tiêu hóa tốt và giúp bảo vệ thành mạch.
- Nên uống đảm bảo đủ nước mỗi ngày tùy thuộc vào từng lứa tuổi
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên khuân vác vật nặng quá nhiều, liên tục và lâu; và không nên đứng hay ngồi quá lâu. Nếu vì bản chất công việc bạn nên dành cho mình chút thời gian nghỉ giải lao để vận động nhẹ nhàng một vài động tác thể dục giúp máu được lưu thông tốt hơn.
- Nên đi thăm khám định kỳ để nghe tư vấn từ bác sĩ, tránh để tình trạng bệnh trĩ quá nặng vì khi càng nặng thì càng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và việc điều trị cũng sẽ càng tốn kém hơn.
Lá trầu không chữa bệnh trĩ có hiệu quả?
Như đã nói ở trên trầu không đã được kiếm chứng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị trĩ. Tuy nhiên phương pháp này này không có tác dụng điều trị bệnh trĩ một cách triệt để.
Việc chữa khỏi bệnh trĩ được dựa trên nhiều yếu tố khác như ăn uống, sinh hoạt và cơ địa của người bị bệnh.
Một số câu hỏi có liên quan
Bệnh trĩ nên ăn gì?
Đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ, để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị chế độ ăn của bệnh nhân nên chú ý như sau:
- Ăn tăng cường các chất xơ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại thực phẩm bổ máu, cung cấp thêm sắt cho cơ thể để tăng sinh hồng cầu, tránh tình trạng thiếu máu nặng
- Nên uống nhiều nước, nên uống thêm các loại nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Hạn chế những món cay nóng, những món khó tiêu, hạn chế uống rượu, caffe, nếu bỏ hoàn toàn được những thứ này sẽ đem lại kết quả tốt nhất
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ là bệnh do sự phì lên của tĩnh mạch hậu môn do các nguyên nhân như: ứ máu tĩnh mạch ngoại vi hậu môn; do dặn nhiều, mạnh trong quá trình đi vệ sinh; do tăng áp lực ổ bụng khi làm việc phải khuân vác các vật nặng trong thời gian dài, liên tục;… hay do thời gian mang thai nhiều tháng, tử cung giãn rộng, nặng gây cản trở lưu thông máu gây ứ máu tĩnh mạch ngoại vi hậu môn,… dẫn đến bệnh trĩ.
Nên có thể nói bệnh trĩ không lây, chúng ta mắc trĩ do thói quen sinh hoạt, do hoàn cảnh công việc,…
Để tìm hiểu chi tiết hơn về trĩ hay để giải đáp thêm các thắc mắc về bệnh trĩ cũng như các sản phẩm hỗ trợ điều trị dứt điểm búi trĩ các bạn có thể liên hệ tới hotline để được tư vấn tốt nhất
Ngoài phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không còn nhiều phương pháp điều trị trĩ tại nhà như dùng rau diếp cá cũng là một bài thuốc hay. Bạn có thể tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trị nội, ngoại bằng rau diếp cá tại nhà [Bác sĩ hướng dẫn]