Mất kinh là tình trạng không hề hiếm gặp ở nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai, trước khi dậy thì, tiền mãn kinh hay cả trong giai đoạn bình thường. Mất kinh – dấu hiệu phản ánh cơ thể bình thường hay bất thường còn tùy vào nguyên nhân và tình trạng mà bạn gặp phải.
Bài viết này Sống Khoẻ 24h sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, cách phòng và điều trị với tình trạng mất kinh. Hãy theo dõi hết để có được thông tin đầy đủ nhất.
Mất kinh là gì?
Kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại hàng tháng ở cơ thể phụ nữ giữa thời kì dậy thì và mãn kinh, dưới sự điều khiển của hormon sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.
Mất kinh là hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện trong một thời gian dài. Chu kì kinh nguyệt của phụ nữ dài ngắn khác nhau tùy vào cơ địa và cấu trúc cơ thể tùy người. Tuy nhiên, khi kinh nguyệt không xuất hiện từ 3 tháng trở lên thì được gọi là mất kinh.
Mất kinh hay còn gọi là vô kinh, tắc kinh có thể là dấu hiệu của cơ thể khi gặp phải vấn đề mất cân bằng nội tiết, u nang buồng trứng, suy hoặc cường tuyến giáp,… Tùy vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị vô kinh khác nhau. Mất kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Phân loại mất kinh
Mất kinh được chia làm 2 loại:
- Mất kinh nguyên phát: là tình trạng mất kinh xảy ra ở các bạn nữ đến độ tuổi dậy thì từ 16 – 18 tháng, các bạn nữ có những biến đổi cơ thể thời kì này nhưng lại không có kinh.
- Mất kinh thứ phát: là tình trạng mất kinh gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt bình thường nhưng đột nhiên lại bị mất kinh. Ở những người có kinh nguyệt đều hàng tháng thì thời gian để xác định bị mất kinh là trên 3 tháng còn ở những người kinh nguyệt không đều là trên 6 tháng.
Những đối tượng có nguy cơ mất kinh
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị vô kinh ở phụ nữ có thể kể đến như:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có tỉ lệ từ 5 – 7% mắc mất kinh thứ phát.
- Phổ biến ở phụ nữ dưới 25 tuổi và các bé gái trong giai đoạn dậy thì.
- Các đối tượng là vận động viên, diễn viên múa, huấn luyện viên,…
- Tiền sử gia đình: gia đình có thành viên bị mất kinh thì các thành viên nữ khác trong gia đình có nguy cơ mắc.
- Những đối tượng có chế độ ăn uống không hợp lý: chán ăn hoặc ăn vô độ có nguy cơ mắc vô kinh cao hơn.
Nguyên nhân gây mất kinh trên 3 tháng
Tình trạng mất kinh nguyệt ở nữ giới gặp phải do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Ngoài các nguyên nhân tự nhiên bởi các giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh,…thì tắc kinh chủ yếu là do rối loạn vùng tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng, tử cung hoặc hệ thần kinh. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng các bệnh mãn tính, tác dụng phụ của thuốc, hoặc tuyến giáp hoạt động không bình thường.
Nguyên nhân mất kinh nguyên phát
Là những nguyên nhân gây ra hiện tượng mất kinh ở các bạn nữ tuổi dậy thì. Theo chuyên gia thì các nguyên nhân thường gặp phải như:
- Do những khiếm khuyết của cơ quan sinh dục nữ (màng trinh không thủng,…)
- Không có buồng trứng, tử cung hoặc có nhưng bị tổn thương.
- Do vấn đề tuyến yên, vùng dưới đồi gây rối loạn tiết hormon bất thường.
- Ngoài ra 1 số trường hợp mất kinh ở tuổi dậy thì chưa rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân mất kinh thứ phát
Có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra gây mất kinh thứ phát bao gồm:
Mất kinh tự nhiên: Xảy ra tại các thời kỳ đặc biệt của chị em phụ nữ và đây là điều bình thường mà ai cũng phải trải qua. Đó là quá trình mang thai, cho con bú và mãn kinh. Khi bị mất kinh trong các giai đoạn này thì không có gì bất thường với cơ thể cả và bạn không cần lo lắng về điều này.
Do lối sống: Bao gồm các vấn đề về trọng lượng cơ thể, hoạt động thể dục thể thao hay yếu tố thần kinh. Cụ thể:
- Suy dinh dưỡng và nhẹ cân có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng nội tiết trong cơ thể, khiến lượng estrogen trong cơ thể bị suy giảm. Trọng lực cơ thể dưới 10% mức bình thường là mức có thể gây hiện tượng trên. Thường gặp ở những phụ nữ ăn uống bất thường (chán ăn, cuồng ăn).
- Hoạt động thể dục quá sức: Thường gặp ở các vận động viên thể dục thể thao do quá trình luyện tập nghiêm ngặt, mất sức, chế độ ăn lại ít chất béo.
- Stress: Là tình trạng căng thẳng thần kinh khiến cho hoạt động vùng dưới đồi bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn tiết các hormon sinh dục nữ gây rụng trứng và tắc kinh thời gian dài.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc hóa trị ung thư, thuốc chống loạn thần, thuốc dị ứng, thuốc trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm,… đặc biệt các loại thuốc tránh thai. Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt có thể gây rối loạn hoặc mất kinh. Cả khi bạn ngừng sử dụng thuốc tránh thai thì cũng phải cần 1 thời gian để rụng trứng và kinh nguyệt có trở lại.
Một số phương pháp tránh thai được cấy ghép vào trong cơ thể cũng có thể gây tắc kinh lâu ngày.
Do rối loạn tiết hormon dẫn đến mất cân bằng hormon bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang: khiến nội tiết tố nữ cao hơn mức bình thường gây tắc kinh.
- Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp có vai trò trong sự trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều tiết hormone dẫn đến rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh.
- Khối u lành tính trong tuyến yên có thể gây rối loạn điều hòa nội tiết tố của chu kỳ kinh nguyệt.
- Mãn kinh sớm: độ tuổi bình thường bắt đầu thời kỳ mãn kinh là 50 tuổi. Ở 1 số phụ nữ có thể xảy ra sớm hơn trước 40 tuổi và gây ngừng kinh nguyệt.
Do vấn đề về cấu trúc cơ quan sinh dục:
- Sẹo tử cung: Hội chứng Asherman – mô sẹo tích tụ trong màng tử cung, có thể xảy ra sau nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung, mổ nạo thai hoặc điều trị u xơ tử cung. Điều này gây ngăn ngừa sự tích tụ bình thường và rụng niêm mạc tử cung dẫn đến mất kinh.
- Cơ thể thiếu cơ quan sinh sản: điều này xảy ra do những phát sinh trong quá trình phát triển của bào thai khiến các bé gái sinh ra bị thiếu các cơ quan sinh sản như tử cung, cổ tử cung, âm đạo. Hệ thống sinh sản không hoàn thiện khiến cơ thể không thể có kinh.
- Cấu trúc âm đạo bất thường: tắc nghẽn âm đạo gây ngăn chảy máu kinh nguyệt và gây mất kinh.
Các triệu chứng đi kèm mất kinh nguyệt
Các triệu chứng đi kèm tắc kinh nguyệt còn tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn gặp phải. Dấu hiệu chính của tình trạng này là không có kinh nguyệt bất thường.
Các dấu hiệu mà phụ nữ bị tắc kinh thường gặp phải đó là:
- Rụng tóc
- Mệt mỏi, mặt nổi mụn, thường xuyên đau đầu.
- Da khô, dần xuất hiện các vết sạm và nám.
- Đau vùng xương chậu.
- Lông mọc nhiều.
- Thay đổi thị lực.
- Núm vú tiết dịch màu đục như sữa.
Khi nhận thấy cơ thể mình xuất hiện các dấu hiệu trên cùng với thời gian dài không xuất hiện kinh nguyệt, bạn nên chủ động đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Bị tắc kinh trên 3 tháng có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt được cho là thước đo sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vì vậy bất kỳ sự bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt bao gồm cả tắc kinh đều là biểu hiện bất thường của cơ thể phụ nữ.
Mất kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng về xương và sinh sản mà bài viết đã nêu ở trên. Nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ gây vô sinh, hiếm muộn,…
Mất kinh nhưng không có thai có gây biến chứng không?
Mất kinh có thể gây ra một số biến chứng cho cơ thể như:
- Mất khả năng sinh sản: khi không có kinh nguyệt và trứng không rụng thì bạn không thể mang thai như mong muốn sau quan hệ.
- Loãng xương: xảy ra khi mà mất kinh là do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp và dẫn đến nguy cơ bị loãng xương.
Cách phòng ngừa mất kinh nguyệt
Tình trạng vô kinh nguyệt có thể phòng ngừa được nếu như nguyên nhân gây nên là do chế độ dinh dưỡng, lối sống hay do luyện tập quá sức. Với những trường hợp khác có thể chữa trị nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời.
Một số lưu ý có thể giúp chị em phòng ngừa tình trạng vô kinh đột ngột như:
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.
- Điều chỉnh cảm xúc, luôn lạc quan, yêu đời để hạn chế stress, căng thẳng thần kinh.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ.
Chẩn đoán và điều trị mất kinh ở phụ nữ
Chẩn đoán
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời chứng vô kinh sẽ giúp hạn chế các biến chứng xấu xảy ra với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Các phương pháp chẩn đoán cần được thực hiện bởi các bác sĩ tại bệnh viện. Vì vậy khi gặp các dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên đến để gặp bác sĩ thăm khám.
Một số phương pháp được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bao gồm:
- Điều tra tiền sử, khám lâm sàng và xét nghiệm.
- Siêu âm hoặc chụp X – quang cơ quan sinh dục để xác định nguyên nhân.
- Khi bác sĩ nghi ngờ mất kinh do bất thường tuyến yên hoặc vùng dưới đồi sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI ở não bộ.
- Nếu nghi ngờ những bất thường của tử cung hoặc buồng trứng thì cần chụp CT vùng bụng và vùng xương chậu.
Điều trị
Việc điều trị chứng mất kinh cần xuất phát từ nguyên nhân. Mỗi trường hợp mất kinh do những nguyên nhân khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên điều này cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Phương pháp này đặc biệt cần thiết đối với trường hợp tắc kinh do giảm hoặc tăng cân đột ngột, những người bị suy dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp cân bằng dinh dưỡng giúp kinh nguyệt có đều trở lại. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ bao gồm các thực phẩm chứa nhiều omega – 3, vitamin, protein,… hạn chế đồ ăn sẵn, nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích.
Kiểm soát căng thẳng thần kinh: Các biện pháp có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm stress:
- Hạn chế làm việc quá sức, hoạt động trí não trong nhiều giờ đồng hồ, tốt nhất chỉ nên làm từ 6 – 8 tiếng.
- Ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc 8 tiếng 1 ngày, không nên thức khuya.
- Giải trí: xem phim, mua sắm, đọc sách, hãy giải trí theo cách mà bạn thích và thấy thoải mái.
- Massage hoặc bấm huyệt cơ thể để thư giãn.
- Tập thể dục, yoga, ngồi thiền để tĩnh tâm, điều chỉnh cảm xúc.
Điều chỉnh cường độ luyện tập: Đối với các vận động viên, huấn luyện viên nữ tập luyện quá mức nên điều chỉnh lại cường độ, có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Phẫu thuật: khi bạn bị mất kinh do vấn đề về cấu trúc cơ quan sinh dục bị thiếu hoặc tổn thương thì khi đó bạn cần sự tư vấn và điều trị bằng phẫu thuật từ các bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc chữa mất kinh: việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Thuốc chữa kinh nguyệt được áp dụng cho trường hợp mất kinh do rối loạn kinh nguyệt hoặc các vấn đề bẩm sinh như: tăng sản lượng tuyến thượng thận, suy tuyến giáp, suy buồng trứng sớm,…
Mất kinh do di truyền cần được điều trị thêm bởi các chuyên gia di truyền học.
Thuốc chữa mất kinh nguyệt
Một số thuốc được dùng để điều trị mất kinh bao gồm:
- Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết hay dùng viên uống bổ sung estrogen và progesterone. Đây còn được gọi là liệu pháp hormon áp dụng cho trường hợp mất kinh do rối loạn kinh nguyệt. Liệu pháp hormon này cần theo chỉ định của bác sĩ vì lượng hormone bổ sung cần được căn chỉnh theo lượng thiếu hụt. Việc tự ý áp dụng có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn và tăng sinh khối u bất thường.
- Thuốc điều trị buồng trứng đa nang.
Ngoài ra tùy từng bệnh nhân bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc điều trị phù hợp và an toàn nhất. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Khám mất kinh ở đâu?
Khi bạn gặp phải các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt hay các vấn đề về sức khỏe sinh sản nói chung bạn nên tìm đến các Bệnh viện phụ sản để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số cơ sở y tế uy tín và chất lượng bạn có thể tham khảo đó là:
- Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
- Bệnh viện phụ sản Trung ương.
- Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
- Khoa phụ sản Bệnh viện Bạch Mai.
- Trung tâm sức khỏe sinh sản Hà Nội.
Các cơ sở y tế ở trên đều được các chuyên gia khuyến cáo tìm hiểu, lựa chọn để kiểm tra và điều trị khi cơ thể gặp vấn đề sức khỏe sinh sản. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng và có thể tham khảo ý kiến người thân, bạn bè đã từng khám và điều trị tại các cơ sở trên.
Chất lượng và uy tín của các cơ sở được đảm bảo bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, phương pháp điều trị hiệu quả, chi phí hợp lý; dịch vụ y tế tận tình chu đáo.