Mụn nước là loại mụn mọc thường xuyên trên cơ thể người. Nhiều người tỏ ra lo lắng khi thấy trên cơ thể mình xuất hiện những nốt mụn nước nằm rải rác. Bài viết của Sống khỏe 24h sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về mụn nước cũng như cách điều trị loại mụn này.
MỤN NƯỚC LÀ GÌ?
Mụn nước với đặc điểm như những nốt mụn thông thường nhưng bên trong chứa đầy dịch trong, hoặc dịch mủ nếu bị bội nhiễm vi khuẩn. bạn có liên tưởng đến một chiếc túi đang nằm trên da của bạn. Mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Tuy nhiên vị trí hay gặp nhất là bàn chân và bàn tay.
TRIỆU CHỨNG CỦA MỤN NƯỚC
Hình dạng của mụn nước dễ dàng phân biệt với những loại mụn khác khi bên trong nó chứa rất nhiều dịch. Xung quanh mụn là các mảng da màu đỏ khiến bạn cảm thấy ngứa và khá rát.
CÁC VỊ TRÍ XUẤT HIỆN MỤN NƯỚC GÂY NGỨA
Mụn nước có thể xuất hiện trên bất cứ vị trí nào của cơ thể, mỗi vị trí xuất hiện có thể cảnh báo đến bạn một số bệnh như sau:
- Mụn nước mọc ở môi, quanh miệng và cơ quan sinh dục có thể là do nhiễm virus Herpes simplex. Bên cạnh đó những triệu chứng đi kèm có thể là đau nhựa, sưng đỏ ở vùng da xung quanh mụn nước.
- Mụn nước xuất hiện rải rác ở khắp cơ thể đặc biệt tập trung với số lượng lớn ở vùng lưng, cẳng cánh tay, bẹn đùi, mặt và các lỗ tự nhiên là biểu hiện của bệnh thủy đậu.
- Mụn nước không nổi thành từng chiếc mà mọc thành từng dải bên cạnh đi có đi kèm các triệu chứng như đau, rát, nóng,.. có thể là biểu hiện của bệnh Zona thần kinh.
CÁC ĐỐI TƯỢNG THƯỜNG HAY BỊ MỤN NƯỚC
Bất cứ ai đều có thể là đối tượng của mụn nước trong đó mụn nước. Việc mắc phải còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh. Chẳng hạn bệnh thủy đậu có thể dẫn đến tình trạng mụn nước và đối tượng thường gặp nhất là trẻ em. Tuy nhiên bất cứ ai cũng đều có thể mắc bệnh thủy đậu nói riêng và nhiễm khuẩn, vi rút nói riêng. Do đó để kiểm soát tình trạng mụn nước cần phải ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến nó. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến xuất hiện những mụn nước trên đầu.
NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN NƯỚC
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn nước trên da
Do ma sát trên da trong một thời gian dài
Mụn nước có thể xuất hiện trên da bạn nếu có một vật gì đó chà xát lên da trong 1 khoảng thời gian dài. Vị trí thường xuất hiện nhất là bàn chân và bàn tay do đây là cơ quan tiếp xúc với đồ vật nhiều nhất của cơ thể.
Do viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc nguyên nhân là do da bị dị ứng với một số hoạt chất như trong cây thường xuân, chất hóa học, thuốc,… Một trong những biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc là gây đỏ, rát và mụn rộp tạo thành những bóng nước.
Do bỏng
Nguyên nhân từ bỏng tạo thành mụn nước đã không còn xa lạ. Những trường hợp bị bỏng do nhiệt, hóa chất hay cháy nắng có thể dẫn đến việc tạo thành những mụn nước tùy mức độ mà kích thước có sự khác nhau.
Do chàm dị ứng
Chàm dị ứng là một bệnh lý về da có thể dẫn đến hình thành mụn nước mà thường gặp hiện nay trong đó có một loại bệnh chàm là tổ đỉa hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, Đặc biệt, bệnh có thể tái phát trở lại gây khó ngại cho người bệnh.
Do nhiễm trùng
Mụn nước có thể hình thành do cơ thể bị nhiễm trùng. Việc da bị tổn thương có thể khiến da bị các vi khuẩn cơ hội xâm nhập gây ra tình trạng mẩn ngứa, mụn nước trên da. Ngoài các khuẩn, mụn nước còn có thể do các virus gây ra như virus thủy đậu hay virus herpes zoster.
Ngoài ra, một số bệnh lý có thể dẫn đến da xuất hiện mụn nước như bệnh ma cà rồng. Pemphigus, Ly thượng bì bóng nước,…
NGUY CƠ GÂY MỤN NƯỚC
Để kiểm soát nguy cơ xuất hiện mụn nước trên da có thể ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến mụn nước đặc biệt là nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Có thể kể đến một số nguy cơ sau:
- Đeo tất (vớ) có chất liệu làm từ cotton
- Việc chân, tay thường xuyên ra mồ hôi ẩm cũng như chà sát lên các vật dụng khác nhiều lần.
- Khung bàn chân có dạng thẳng, không có vòm như đa số khung bàn chân khác.
- Sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến mụn nước.
CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN NƯỚC AN TOÀN
Chẩn đoán mụn nước gây ngứa ở tay chân
Trước khi tiến hành điều trị, cần phải chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh để có thể phương pháp và liệu trình điều trị hợp lý nhất. Ngoài dựa vào những biểu hiện bên ngoài như kích thước, cảm giác đau rát của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm nhất định phục vụ cho việc chẩn đoán được chính xác nhất. Các xét nghiệm đó có thể là:
- Sinh thiết da: Đơn giản bạn có thể hiểu bạn sẽ được lấy một mẩu da để kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này có khả năng loại bỏ một số nguyên nhân gây ra mụn nước, ví dụ: nhiễm nấm.
- Xét nghiệm dị ứng da: Được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ việc mọc mụn nước có liên quan đến các tác nhân gây dị ứng.
Cách điều trị mụn nước an toàn
Hầu hết ở tình trạng nhẹ, các mụn nước không cần điều trị cũng có thể tự xẹp xuống và lành. Tuy nhiên đối với những trường hợp mụn nước do nhiễm trùng thì việc can thiệp của các biện pháp điều trị là cần thiết.
Tuy nhiên với những trường hợp như mụn nước trong bệnh Pemphigus thì không thể chữa khỏi. Việc uống thuốc chỉ có thể điều trị triệu chứng nhằm làm giảm chứng phát ban da hoặc chữa nhiễm trùng da.
Với mụn nước không đau
Trong trường hợp này bạn có thể tự điều trị cho bản thân tại nhà chỉ áp dụng với điều kiện mụn nước chưa bị vỡ và bị viêm nhiễm. Có nhiều cách được áp dụng để điều trị mụn nước tại gia như sử dụng muối, nha đam, mật ong,… Tuy nhiên nếu không tự tin trong việc tự làm mất mụn nước thì bạn có thể tự mua các loại thuốc có khả năng điều trị các vấn đề và da liễu.
Với trường hợp mụn nước đau
Biện pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng thuốc Tây y. Tình trạng ngứa rát khiến bạn khó chịu. Để chấm dứt tình trạng này thì việc đến gặp bác sĩ thăm khám và được điều trị theo liệu trình thích hợp là việc nên làm. Một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định để điều trị mụn nước có thể kể đến:
- Kem và thuốc mỡ có chứa thành phần Corticoid được bôi ngoài da: Thành phần corticoid có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy ở da cũng như nốt mụn nước cũng được cải thiện hơn.
- Sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị: Nếu nguyên nhân dẫn đến các nốt mụn nước là do vi khuẩn hoặc da xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thì kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp này.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Những loại thuốc thường được chỉ định đó là Protopic, Elidel, Steroid ,… Tuy nhiên những thuốc này khi chỉ định cũng như dùng được cân nhắc một cách kỹ lưỡng.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc. Không tự ý thay đổi thuốc khác vì có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn cũng như những phản ứng phụ không mong muốn.
Ngoài sử dụng thuốc, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phương pháp quang trị liệu. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, không gây đau trong quá trình thực hiện nhưng để lại những nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư da.
NHỮNG LƯU Ý KHI XỬ LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ MỤN NƯỚC
Trong quá trình điều trị có một số lưu ý như sau:
- Không tự ý chọc mụn vì tình trạng này có thể gây viêm, loét thậm chí là nhiễm trùng, gây nguy hiểm.
- Bổ sung đầy đủ nước vì nước có thể thanh lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nên sử dụng nước ấm để tắm và nước muối sinh lý ở vùng bị mụn trước khi tiến hành điều trị.
- Luôn giữ quần áo sạch sẽ, phơi quần áo ở những nơi có nắng để quần áo được khô thoáng và diệt khuẩn.
- Bổ sung cơ thể những vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như vitamin C, vitamin E.
KHI NÀO NÊN KHÁM BÁC SĨ KHI BỊ MỤN NƯỚC
Mụn nước có thể báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải lúc nào cũng đến khám bác sĩ. Đối với những mụn nước nhỏ, mọc ít chỉ từ 1 đến 2 chiếc thì bạn có thể tự xử lý tại nhà mà không cần đến thăm khám bởi bác sĩ. Tuy nhiên nếu như sau khi tự điều trị mà không có tình trạng thuyên giảm, thậm trí tổn thương da, mụn nước mọc nhiều hơn thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để giải quyết kịp thời.
Đối với những trường hợp mụn nước là biểu hiện của các bệnh lý ngoài da nguy hiểm như chàm, thủy đậu, zona thần kinh thì khám bác sĩ là một điều bắt buộc. Trong những trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà vì có thể khiến tình trạng nặng hơn.
Bạn có thể gặp phải những tình trạng sau mà cần phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ như:
- Nổi mụn nước đi kèm với những triệu chứng khó thở đi kèm vào đó là đâu đầu chóng mặt.
- Xung quanh vùng mụn có xuất hiện những vết sưng, đỏ, có triệu chứng của nhiễm trùng da.
- Mụn nước không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày một tăng nhanh về số lượng cũng như xuất hiện nhiều trên các bộ phận khác của cơ thể.
- Đi kèm một số triệu chứng của rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn tiêu hóa,…
SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN LIỆU THIÊN NHIÊN TẠI NHÀ ĐIỀU TRỊ MỤN NƯỚC
Sử dụng dầu tràm
Dầu tràm già được ứng dụng nhiều trong điều trị mụn trong đó có mụn nước. Với công dụng sát khuẩn, làm khô đầu mụn, loại dược phẩm này được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Các bước sử dụng dầu tràm :
- vệ sinh vùng da bị mụn sạch sẽ.
- Dùng tăm bông hoặc ngón tay (đã được vệ sinh sạch sẽ) chấm trực tiếp lên các vết mụn.
- Để dầu tràm thấm trên mụn trong một vài tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Lưu ý sử dụng đến khi nốt mụn xẹp lại và da trở về bình thường
Sử dụng giấm táo
Giấm có thể coi là một dung dịch khử trùng hiệu quả cho những làn da bị viêm nhiễm và nổi mụn nước. Do đó có thể áp dụng công thức “ 2 thìa giấm và 1 thìa nước” để điều trị mụn nước.
- Pha hỗn hợp theo đúng tỷ lệ đã nói ở trên.
- Sử dụng tăm bông để thấm trực tiếp lên vết mụn và vùng da xung quanh.
- Thoa nhiều lần trong một ngày để nó có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Việc điều trị bằng giấm táo nên được duy trì đến khi mụn xẹp hoàn toàn, thời gian thường là 1 tuần.
Sử dụng gel lô hội trị mụn nước
Lô hội hay nha đam có thể được dùng để làm biến mất những nốt mụn khó chịu trên da. Việc điều trị được thực hiện đơn giản qua các bước sau:
- Vệ sinh sạch vùng da bị mụn nước.
- Dùng tăm bông hoặc tay thoa trực tiếp gel lô hội lên vùng da bị mụn, massage nhẹ nhàng.
- Thực hiện 2 đến 3 lần một ngày để các tinh chất của gel lô hội được bổ sung nhiều nhất.
- Kiên trì thực hiện liệu pháp này cho đến khi tình trạng mụn nước trên da được khỏi hẳn.
Bôi kem dưỡng ẩm
Thành phần của kem dưỡng ẩm có thể có tác dụng với vùng da bị mụn nước một cách hiệu quả do trong đó có chứa những hoạt chất cấp ẩm cho do da, từ đó khiến da giảm tình trạng khô ngứa.
Những loại kem dưỡng ẩm không kê đơn thường được chị em sử dụng có thể kể đến là: Vaseline, Lubriderm,..
Ngoài ra những tinh dầu có cùng tác dụng cũng có thể được sử dụng đi kèm, ví dụ như tinh dầu lá trà hay tinh dầu oải hương,..
Dùng đá lạnh
Chườm đá lạnh lên da có thể được coi là phương pháp giảm ngứa rất hiệu quả. Nhiệt độ lạnh của đá có thể khiến các thần kinh xung quanh vùng da nổi mụn bị tê liệt, từ đó có thể giảm thiểu được tình trạng ngứa rát. Việc chườm đá lạnh được thực hiện theo các bước tuần tự như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da tay.
- Không chườm trực tiếp đá lên da mà cần phải bọc qua một lớp vải mỏng và sạch sẽ.
- Chườm lên vùng da tay bị nổi mụn nước, massage trong vòng 15 phút.
- Việc chườm đá lạnh cần phải thực hiện trong một thời gian kéo dài đến khi nốt mụn xẹp hẳn.
Dùng kem đánh răng
Thành phần kem đánh răng có khả năng kháng và diệt khuẩn hiệu quả nên được áp dụng trong việc điều trị mụn nước tại nhà. Hơn nữa phương pháp này đơn giản, dễ làm được thực hiện theo những bước tuần tự sau:
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương một cách sạch sẽ.
- Thoa một lượng vừa đủ lên các nốt mụn nước, lưu ý nhẹ nhàng tránh tình trạng để mụn vỡ.
- Sử dụng cách này với tần suất từ 2 đến 3 lần 1 tuần và kéo dài đến khi mụn xẹp xuống.
Sử dụng muối biển
Việc sử dụng muối biển trong điều trị mụn nước thường được người bệnh khá e ngại vì lo sợ muối sẽ đem lại cảm giác đau rát. Tuy nhiên đây chỉ là cảm giác ban đầu mà thôi. Hơn nữa đây được coi là phương pháp hiệu quả và an toàn được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Các bước thực hiện như:
- Vệ sinh vùng da mọc mụn nước sạch sẽ.
- Dùng muối hạt chà nhẹ nhàng vào vùng da bị nổi mụn nước. Lưu ý không dùng lực quá mạnh vì có thể gây tổn thương cũng như gây đau cho da.
- Sử dụng với tần suất từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Kéo dài trị liệu đến khi nốt mụn xẹp dần và biến mất.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TIẾN TRIỂN CỦA MỤN NƯỚC
Mụn nước có thể tiến triển sang một giai đoạn nghiêm trọng hơn đó là nhiễm trùng da, từ đó dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn như sưng, viêm da nghiêm trọng, gây khó khăn trong điều trị. Do đó cần có một số biện pháp cũng như chế độ sinh hoạt để hạn chế diễn biến của mụn. Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng:
- Rửa tay và đặc biệt là vùng da có mụn nước bằng xà phòng và nước ấm để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập gây tổn thương cho da.
- Rửa các nốt mụn bằng dung dịch muối iod.
- Khử trùng cây kim dùng để đâm mụn nước bằng cồn hoặc rượu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình chọc mụn. Việc chọc mụn được thực hiện phải đảm bảo dịch thoát ra và làn da ở nguyên vị trí ban đầu. Do đó mà vị trí chọc thường được chọn là rìa mụn.
- Thoa thuốc mỡ lên mụn và đắp bằng bông gạc. Tuyệt đối không dán băng lên vì nó có thể gây vỡ mụn nước.
- Thay quần áo và vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày.
- Trong trường hợp ngăn ngừa những mụn nước ở chân, bạn nên chọn loại dép phù hợp với khuôn bàn chân cũng như đem lại sự thoải mái nhất.
- Đối với những vùng chân hay bị cọ xát nhất, bạn có thể sử dụng bông hay đệm để giảm thiểu đau đớn cũng như tránh trình trạng mọc mụn nước.
Trên đây là những thông tin tổng quan liên quan đến mụn nước nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại dưới phần bình luận để Sống khoẻ 24h giải đáp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.