Hiện nay, y học đã phát triển, việc sinh nở đã trở nên an toàn và dễ dàng hơn. Ngoài phương pháp sinh thường thì hiện nay, sinh mổ cũng khá phổ biến do có thể gặp khó khăn khi sinh thường, hoặc có nhiều khả năng là do lựa chọn của gia đình và người mẹ. Vậy sinh mổ là gì? Những điều cần biết khi sinh mổ và thực đơn cho bà đẻ mổ là gì? Tất cả câu hỏi đó được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Trungtamytengabay.vn. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Sinh mổ là gì?
Khác với sinh thường, sinh mổ là phương pháp đưa em bé ra ngoài qua một cuộc phẫu thuật ở vết cắt bụng và tử cung mà không qua đường âm đạo của người mẹ như thông thường.
Các trường hợp sinh thường sẽ được chỉ định trong một số trường hợp người mẹ không thể thực hiện sinh thường như: cổ tử cung mở không đủ rộng để em bé có thể di chuyển qua; kích cỡ của thai nhi quá lớn; mang đa thai; có vấn đề về nhau thai hay dây rốn; người mẹ mắc các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp, nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch;… Hoặc đôi khi, trong một số trường hợp khác là theo sự lựa chọn của gia đình và thai phụ.
Ngày nay nhờ sự phát triển của y học mà sinh mổ được xem là một biện pháp rất an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, để so sánh với sinh thường thì phương pháp này vẫn có nhiều nhược điểm. Do thời gian hồi phục của người mẹ sau sinh là lâu hơn và việc gây tê tủy sống có thể gây ra nhiều rắc rối cho cả mẹ và bé. Vì vậy, ngoài các trường hợp bất đắc dĩ, bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên chọn sinh mổ.
Cần chuẩn bị gì trước khi sinh mổ?
Việc chuẩn bị tâm lý trước cuộc “vượt cạn” là rất quan trọng, các mẹ đừng quá lo lắng về quá trình sinh mổ. Vì hiện nay, thống kê có khoảng 40% các em bé được chào đời bằng phương pháp này. Đồng thời để chuẩn bị tâm lý vững vàng hơn, các bố mẹ nên tìm hiểu trước các thông tin về sinh mổ và cách chăm sóc vết thương sau khi sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng gây nguy hiểm cho người mẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề sinh mổ, các bạn có thể tìm gặp các bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Sinh mổ yêu cầu thời gian phục hồi lâu hơn nên thường sẽ phải ở lại viện theo dõi khoảng 5-7 ngày. Vì vậy, gia đình nên chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cho mẹ và bé trước để tránh bị động.
Khác với sinh thường, sinh mổ phải qua một cuộc phẫu thuật nên khả năng nhiễm trùng sau sinh là một biến chứng nguy hiểm hàng đầu mà các mẹ cần lưu tâm. Vì vậy, không những chăm sóc vết thương sau sinh mà vấn đề vệ sinh cơ thể trước khi mổ cũng cần phải được chú trọng. Các mẹ nên tắm bằng xà phòng diệt khuẩn và vệ sinh vùng kín cẩn thận trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra nhé.
Sinh mổ là cuộc phẫu thuật cần phải gây tê tủy sống, nên các mẹ hãy nhớ không nên ăn gì trước khi sinh ít nhất 6 tiếng. Trong quá trình phẫu thuật, thức ăn chưa được tiêu hóa hết có thể trào ngược gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Các mẹ nên đặc biệt lưu ý tránh xa các thức ăn khó tiêu hóa như bánh kem, đồ chiên rán,…
Quy trình sinh mổ diễn ra như thế nào?
Trước hết, bác sĩ sẽ làm sạch vùng bụng của mẹ để sát trùng, bảo vệ an toàn cho vùng phẫu thuật.
Sau đó, người mẹ sẽ được gây mê. Thường thì để người mẹ không cảm thấy đau đớn nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự chào đời của con, bác sĩ sẽ lựa chọn gây tê màng cứng (thuốc sẽ được tiêm vào cột sống, gây tê liệt, mất cảm giác nửa thân dưới) hoặc gây tê tủy sống (thuốc được đưa trực tiếp vào dịch tủy sống và cũng gây tê liệt nửa thân dưới). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ gây mê sẽ chỉ định biện pháp gây mê toàn thân.
Bạn sẽ được truyền nước biển để tránh hiện tượng mất nước, và gắn ống thông niệu đạo để thoát nước tiểu.
Bác sĩ sẽ rạch trên bụng một đường ngang đường bikini hoặc đường dọc ở giữa từ dưới rốn đến trên xương mu. Sau đó, bác sĩ sẽ tiếp tục rạch thêm một đường ở thành tử cung để đưa em bé ra ngoài. Thời gian đưa em bé ra chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút. Thời gian còn lại là để bác sĩ bỏ nhau thai, làm sạch tử cung và cuối cùng là khâu các lớp mô bụng, cơ, da của người mẹ bằng chỉ tự tiêu.
Em bé chào đời bằng phương pháp này thường có đầu tròn đẹp hơn so. Nhưng, do không phải di chuyển qua đường sinh bình thường, nên các bé không phải chịu áp lực để đẩy hết chất lỏng từ phổi ra. Vì vậy, sau khi sinh, các bé cần phải được hút dịch để bắt đầu những nhịp thở đầu đời. Sau đó, các em được đưa đến bên cạnh bố mẹ, cảm nhận sự ấm áp đầy tình yêu thương, chào mừng em đến với thế giới này.
Ca mổ thường sẽ diễn ra trong khoảng chưa đến 1 giờ đồng hồ, trừ các trường hợp đặc biệt. Các ông bố có thể sẽ được vào cùng để đồng hành cùng mẹ trong quá trình vượt cạn này.
Những điều cần biết sau khi sinh mổ
Sau khi ca phẫu thuật hoàn thành, mẹ sẽ được đưa đến phòng hồi sức, gắn ống để dẫn các dịch thải ra ngoài, các bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim, huyết áp, lượng máu và vết thương của mẹ. Các mẹ có thể cho con bú sớm nhất có thể mà không bị ảnh hưởng gì bởi việc phẫu thuật.
Các bác sĩ khuyến khích mẹ nên đứng dậy, vận động nhẹ sau khoảng 8-12 giờ sau sinh, để tránh hiện tượng đông máu và cơ thể mau chóng hồi phục hơn. Tuy nhiên do vết mổ, nên việc vận động gây ra khá nhiều đau đớn cho người mẹ, vì vậy một số loại thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ chỉ định dùng cho giai đoạn này.
Khác với sinh thường, thời gian hồi phục sau sinh mổ sẽ dài hơn, nên mẹ và bé cần ở lại theo dõi khoảng 5-7 ngày hoặc ngắn hơn nếu không có vấn đề bất thường nào xảy ra. Sau khi sinh, các mẹ được khuyến cáo không nên vận động mạnh, mang xách các đồ nặng, không nên đặt bất cứ thứ gì vào vùng âm đạo hay quan hệ tình dục.
Cách vận động sau khi sinh mổ
Sau khi mổ, các sản phụ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi do cuộc phẫu thuật và việc mất màu, đặc biệt là khi thuốc tê dần hết tác dụng, vết thương sẽ khiến không những vùng da mổ mà con lan ra gây đau cả vùng bụng. Vì vậy, chị em chưa nên vội ngồi dậy sớm, và phải tìm hiểu cách ngồi dậy đúng để ít ảnh hưởng đến vết thương nhất.
- Ngày đầu tiên: Có thể cố gắng tự xoay người, đổi tư thế trên đường, co duỗi chân tay, có thể ngồi dậy, trừ các trường hợp đặc biệt có chỉ định riêng của bác sĩ.
- Ngày thứ 2: Có thể bắt đầu ngồi, tập đứng, đi lại nhẹ nhàng trong phòng với sự giúp đỡ của người thân.
- Ngày thứ 3: Có thể tự đi lại nhẹ nhàng một quãng đường ngắn như trong phòng hoặc ra đến hành lang.
- Từ ngày thứ 4 trở đi: Có thể vận động và ăn uống bình thường, nhưng tránh các hoạt động mạnh, lái xe, mang xách nặng. Trừ một số trường hợp đặc biệt thì cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tư thế nằm sau sinh mổ
Nằm ngửa
Khi mới sinh mổ xong, vết thương còn nhạy cảm, nên đây là tư thế thoải mái nhất. Để tránh mỏi chân, bạn có thể đặt thêm chăn mềm dưới đầu gối. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tập vận động, bạn nên thay đổi tư thế nằm vào ngày thứ 2-3 sau sinh, khi vết thương đã đỡ đau hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ có huyết áp không ổn định, thì không nên nằm ngửa quá nhiều.
Nằm nghiêng
Bên cạnh cách nằm ngửa thì việc nằm nghiêng, thẳng người cũng giúp cho vết thương không bị căng ra, nên sẽ giảm đau, giúp người mẹ thoải mái hơn. Bạn có thể kê thêm gối ở phần hông để tránh mỏi lưng.
Tư thế này rất tốt cho việc tập ngồi dậy, cũng làm tăng lưu thông máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đặc biệt nó còn phù hợp với các mẹ mắc bệnh lý về huyết áp hơn là cách nằm ngửa.
Nằm cao phần thân trên
Việc nằm lâu có thể khiến cho các sản phụ mỏi, vì vậy việc điều chỉnh độ cao giường hoặc kê thêm gối có thể cải thiện tình hình này. Bạn có thể nâng toàn bộ thân trên hoặc chỉ dùng gối kê dưới đầu gối và hông.
Cách ngồi dậy sau khi sinh mổ
Đầu tiên, bạn nằm trên giường và tập động tác co gối lại. Sau đó, quay người nằm nghiêng nhẹ nhàng, có thể sẽ hơi đau, nhưng bạn hãy cố giữ tư thế này khoảng 2-3 phút để quen với tư thế gập người. Sau đó, vẫn giữ tư thế nghiêng, dùng tay chống từ từ người dậy, rồi nhẹ nhàng ngả người ra tư thế ngồi. Bạn có thể dựa lưng vào tường hoặc thõng chân xuống đất để giảm áp lực lên vết thương.
Sinh mổ ngồi nhiều có sao không?
Việc ngồi nhiều có thể khiến các sản phụ mệt mỏi và đặc biệt là gây áp lưng lên vết mổ khiến cho vết thương càng đau và khó lành hơn. Vì vậy, thời gian đầu khi mới sinh mổ xong, bạn không nên ngồi nhiều, khi ngồi cũng nên lưu ý ngồi thẳng lưng, có thể kê thêm gối tựa ở sau lưng. Sau một thời gian, khi vết thương đã ổn định thì bạn mới có thể hoạt động trở lại như bình thường.
Một số biến chứng có thể xảy ra sau sinh mổ
Có một số biến chứng có thể xảy ra như mất máu, nhiễm trùng, tổn thương ruột, bàng quang, phản ứng phụ với thuốc gây mê,… Tuy nhiên, các trường hợp gặp biến chứng là rất nhỏ, và có thể được điều trị dễ dàng nên các bạn không cần quá lo sợ.
Trong quá trình hồi phục, người mẹ thường sẽ gặp một số hiện tượng hoàn toàn bình thường, không cần quá lo lắng như:
- Hiện tượng chuột rút nhẹ ở chi dưới, đặc biệt là khi đang cho con bú
- Chảy máu âm đạo, do các tế bào được dùng để bảo vệ bé trong quá trình mang thai đang được đẩy ra ngoài.
- Đau đớn ở vết thương.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ sau khi sinh mổ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Các thực đơn phải vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, giúp tăng lượng sữa vừa phải giúp cho vết thương của mẹ nhanh lành và không để lại sẹo.
Thông thường, sau khi kết thúc ca mổ khoảng 6 tiếng, người mẹ chỉ được phép uống nước lọc, truyền nước, ăn một ít cháo loãng. Sau khi người mẹ xì hơi được thì mới có thể ăn các thức ăn đặc hơn, và đến ngày thứ 2 thì chế độ ăn có thể trở lại bình thường.
Nguyên tắc để xây dựng thực đơn
Để xây dựng thực đơn cho mẹ sau khi sinh mổ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thực đơn luôn cần phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, với thành phần gồm 4 nhóm chất chính sau: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên thực đơn nên thay đổi thường xuyên để giúp ngon người mẹ có cảm giác ngon miệng hơn.
- Các thực phẩm cần được lựa chọn đầy đủ các yếu tố tươi, sạch, và được nấu chín cẩn thận.
- Tránh các thực phẩm gây mủ, làm chậm phục hồi vết thương và để lại sẹo như: Thịt gà, đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng,… hay các món ăn có tính hàn như rau đay, ốc, cua,… vì chúng có thể ức chế quá trình đông máu, chữa lành vết thương.
- Các bữa ăn nên được chia nhỏ, thậm chí phải hầm nhừ trong những ngày đầu, tránh hiện tượng ăn quá no sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng áp lực lên vết mổ.
- Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
- Hạn chế các đồ uống như cà phê, bia, rượu,…
- Một số gia vị có mùi cần lưu ý như hành, tỏi, có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ..
- Nếu mẹ sau sinh mổ có thêm một số bệnh lý khác như: tiểu đường, bệnh lý về gan, thận, cao huyết áp,… thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Các chất cần bổ sung để có nhiều sữa và nhanh lành vết thương sau khi sinh mổ
Chất lỏng
Để lượng sữa được tiết ra nhiều cho em bé, thì thành phần không thể thiếu đó là nước. Vậy nên các mẹ luôn phải lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngoài lượng nước ít nhất 2 lít mỗi ngày, các mẹ có thể uống thêm sữa, sinh tố, nước dừa,… Việc bổ sung đủ nước này không chỉ quan trọng đối với bé, mà nó còn giúp các mẹ tránh tình trạng táo bón sau sinh.
Protein
Sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, và tham gia cấu tạo nhiều loại enzym. Người mẹ sau sinh cần bổ sung sắt để giúp cho quá trình hình thành các tế bào mới thuận lợi hơn, giúp vết thương nhanh lành, đồng thời, để tránh biến chứng thiếu máu, gây thiếu sữa cho bé.
Tuy nhiên, loại thực phẩm chứa protein nào nên ăn hay nên tránh là khác nhau giữa các thời kỳ khác nhau. Thời gian đầu sau khi mổ, các mẹ chỉ nên ăn các loại dễ tiêu hóa để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Một số thực phẩm nên được bổ sung là thịt lợn nạc, sữa, các loại đỗ,… Một số loại protein khác sẽ khiến cho vết thương dễ hình thành sẹo lồi như: thịt bò, trứng, hải sản, gan động vật.. thì nên tránh được sử dụng thời gian đầu này, mà chỉ nên ăn chúng sau khi vết thương bắt đầu lành và hồi phục nhé.
Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò vô cùng to lớn cho quá trình miễn dịch của cơ thể, và quá trình hồi phục vết thương, Đồng thời khi đi theo sữa vào cơ thể các bé, vitamin C sẽ giúp các bé có sức đề kháng tốt hơn. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ cung cấp đủ vitamin C có trong một số thực phẩm như: cam, bưởi, cà chua, bông cải xanh, đu đủ,…nhé.
Canxi
Canxi rất quan trọng với xương khớp, cơ bắp, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Vì vậy, canxi không những giúp sản phụ tăng cường sức khỏe, nhiều sữa, và sữa nhiều chất dinh dưỡng hơn, mà khi canxi theo sữa vào cơ thể các bé, sẽ giúp con tăng sức đề kháng, có hệ xương khớp khỏe mạnh.
Một số loại thực phẩm giàu canxi như: cải xoăn, sữa, đậu hũ, rau chân vịt,…
Chất xơ
Người sản phụ sau khi sinh, thường sẽ gặp những cơn táo bón, khiến cho việc đi vệ sinh rất mệt mỏi và thêm đau đớn ở vị trí phẫu thuật. Vì vậy, việc bổ sung chất xơ là vô cùng quan trọng. Các thực phẩm giàu chất xơ rất quan trọng như rau xanh, và hoa quả tươi. Ngoài các cách chế biến trong bữa ăn thông thường, các mẹ có thể chế biến thành các món sinh tố hoặc nước ép để dùng thêm trong các bữa phụ.
Một số thực phẩm nên có trong thực đơn
Thực phẩm giàu chất đạm
Như đã nêu ở trên, các thực phẩm giàu chất đạm là vô cùng quan trọng cho các sản phụ sau khi sinh mổ. Các thực phẩm đó bao gồm trứng, thịt nạc lợn, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, ức gà…
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé. Đồng thời bột yến mạch sẽ cung cấp một lượng lớn tinh bột, giúp cung cấp thêm năng lượng, giữ đường huyết của mẹ ở trạng thái ổn định. Đặc biệt, bột yến mạch nên là một lựa chọn hàng đầu cho các mẹ muốn giảm cân sau sinh một cách thông minh và an toàn cho cả hai mẹ con. Đồng thời, bột yến mạch cũng cung cấp thêm chất sắt và tăng tiết sữa.
Một số loại hạt
Các loại hạt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, được khuyến khích sử dụng cho mọi lứa tuổi đặc biệt là các sản phụ sau sinh. Một số loại hạt phổ biến như:
- Hạt thì là: Qua nghiên cứu cho thấy, hạt thì là giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng sản sinh nội tiết tố nữ trong đó có prolactin- giúp tăng sản sinh sữa mẹ
- Hạnh nhân: Hạnh nhân rất giàu Omega 3, giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng lành vết thương. Đồng thời, loại hạt này còn chứa vitamin E có tác dụng quan trọng cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là sản phụ như: dưỡng ẩm, đẹp da, mờ vết thâm sạn, vết rạn da, giảm ngứa trong quá trình lên da non,…
- Hạt óc chó: Đây là một loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng. Nó cũng chứa lượng Omega 3 rất lớn, đồng thời trong hạt óc chó còn có DHA- một chất có vai trò quan trọng giúp phát triển trí não cho bé.
- Một số loại hạt giàu chất dinh dưỡng khác như: hạt đậu xanh, hạt mè đen, hạt bí ngô,…
- Các loại hạt có thể chế biến đưa vào các bữa ăn chính, hoặc có thể chế biến thành các món ăn vặt hay xay sữa uống để tránh sự nhàm chán cho mẹ.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là loại quả được cho là hỗ trợ cung cấp nhiều enzym và phytochemical, đây là chất giúp tăng hoạt động tuyến sữa, tăng sản xuất sữa mẹ. Bên cạnh đó, đu đủ xanh cũng được xếp vào loại thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng, chống táo bón, đặc biệt nó còn có tác dụng an thần tự nhiên.
Vì vậy sẽ giúp giảm nhẹ đau đớn, cải thiện tình trạng lo lắng, mất ngủ của người mẹ. Đu đủ xanh nếu để sống đơn thuần thì sẽ khó để sử dụng, vì vậy các mẹ có thể chế biến ra nhiều món ăn như canh đu đủ hầm rất giàu chất dinh dưỡng.
Rau củ có màu đỏ
Rau củ có màu đỏ chứa rất nhiều beta carotene giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ cho quá trình loại bỏ chất độc, chuyển hóa chất dinh dưỡng cho mẹ. Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa màu đỏ còn chứa rất nhiều sắt. Vì vậy, rau củ có màu đỏ là rất cần thiết trong bữa ăn của các mẹ. Một số loại rau củ màu đỏ như: rau dền, củ cải đỏ, cà rốt hay bí ngô,…
Rong biển
Lượng iot và sắt có trong rong biển giúp tăng sản sinh hồng cầu cho mẹ sau khi sinh. Đồng thời, rong biển cũng giúp tăng hoạt động của tuyến vú, tăng sản sinh sữa mẹ. Vì vậy, rong biển luôn được xem là một siêu thực phẩm, nên bổ sung cho các sản phụ sau sinh.
Gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, tinh bột, giúp hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời cũng giàu canxi, cải thiện tình trạng xương khớp, ngăn ngừa tình trạng loãng xương của mẹ đồng thời giúp các bé thêm khỏe mạnh, phát triển hệ xương khớp. Qua các nghiên cứu còn chỉ ra rằng gạo lứt giúp tăng sản sinh hormon prolactin giúp thúc đẩy quá trình sản xuất sữa mẹ.
Chuối tiêu
Chuối tiêu chứa rất nhiều sắt vì vậy đó chính là giải pháp giúp ngăn ngừa thiếu máu cho các sản phụ sau sinh. Đồng thời, trong chuối tiêu cũng chứa rất nhiều chất xơ và kali tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch cho cả mẹ và bé.
Quả việt quất
Việc sử dụng quả việt quất sẽ giúp ổn định việc tiết sữa, tăng sức đề kháng, tăng khả năng làm lành vết thương. Do việt quất rất giàu chất chống oxy hóa cùng các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
Măng tây
Măng tây chứa rất nhiều acid giúp hỗ trợ phát triển các tế bào thần kinh của trẻ và giúp cải thiện tình trạng lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm sau sinh cho mẹ. Lượng vitamin, chất xơ và kali trong măng tây cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và tăng tiết sữa cho mẹ. Với các lý do đó, măng tây được khuyên dùng cho các sản phụ cả trước và sau khi sinh.
Nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến là thần dược giúp tăng khả năng chữa lành vết thương, chóng liền sẹo, làm đẹp da, chống lão hóa, làm mờ các vết rạn. Bên cạnh đó nghệ còn chứa các chất như: vitamin C, một số kim loại cần cho sự phát triển của cơ thể (kali, sắt, mangan), protein,… Các chất dinh dưỡng này giúp giảm cholesterol và mỡ máu, tăng lưu thông máu. Vì vậy, nghệ là một thực phẩm được khuyên dùng cho các sản phụ đặc biệt là các bà mẹ sinh mổ.
Tuy nhiên, lượng nghệ mỗi ngày các mẹ nên dùng không nên vượt quá 20 gram. Mùi vị của nghệ có thể là khó ăn đối với một số người, nên bạn có thể chế biến bằng cách pha với sữa để giảm mùi hắc, hoặc là hấp mật ong để có mùi vị dễ ăn hơn.
Có một số ý kiến cho rằng, nghệ có thể gây ra tình trạng vàng da cho các bé. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho vấn đề đó. Vì vậy, các bạn hãy yên tâm sử dụng nghệ nhé.
Cá béo
Các loại cá béo chứa rất nhiều canxi, omega 3, chất đạm và DHA. Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho cả mẹ và bé. Một số loại cá béo như: cá thu, cá hồi,…
Tỏi
Tỏi chứa hàm lượng allicin rất cao, giúp diệt khuẩn, kháng viêm, rất tốt cho vết mổ của mẹ. Vì vậy tỏi luôn được xem là loại kháng sinh tự nhiên, tốt cho các sản phụ. Tuy nhiên, việc sử dụng lượng tỏi nhiều có thể gây ra việc thay đổi mùi vị sữa, từ đó khiến trẻ biếng ăn hơn.
Rau húng quế
Đây là loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho phụ nữ, ngoài ra nó còn được xem như một loại kháng viêm tự nhiên, vì vậy rất tốt cho vết mổ của mẹ, giúp tăng khả năng miễn dịch cho bé. Tuy nhiên, loại rau này có mùi đặc trưng, nên có thể không phù hợp với một số người. Các bạn có thể tìm hiểu một số cách chế biến để giúp loại bớt mùi, dễ ăn hơn.
Các mẹ không nên ăn gì sau khi sinh mổ?
Bên cạnh các thức ăn giàu chất dinh dưỡng nêu trên, người mẹ cần lưu ý tránh sử dụng hoặc thậm chí là tuyệt đối không dùng một số loại thức ăn dưới đây. Vì nó có thể khiến cho vết mổ lâu lành và để lại sẹo. Một số loại thực phẩm cần lưu ý bao gồm:
- Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Việc sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây ra khó tiêu, đầy bụng và tăng cân cho mẹ. Đồng thời chúng còn tăng việc viêm nhiễm khiến vết mổ lâu lành hơn.
- Rau muống: Rau muống sẽ khiến vết thương dễ hình thành sẹo hơn
- Thực phẩm có tính hàn: Các thực phẩm có tính hàn có thể gây ức chế quá trình đông máu, khiến cho vết mổ dễ xuất huyết và khó lành hơn. Một số thực phẩm tính hàn như: ốc, cua, dưa hấu, rau bắp cải, ngó sen, củ cải trắng,…
- Thực phẩm cay nóng: Đồ cay nóng không tốt cho dạ dày, đồng thời có thể khiến vết thương dễ mưng mủ, để lại sẹo. Các thực phẩm cay nóng như: quả vải, mít, mận, tiêu, ớt, xoài…
- Đồ ăn cứng, khó tiêu: Các thực phẩm này sẽ tăng gánh nặng cho đường ruột, gây táo bón cho mẹ.
- Các thực phẩm có tính kích thích: Chúng đều ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương, và còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ sau khi sinh nên hạn chế sử dụng các đồ uống như: bia, rượu, cà phê, chè,…
- Thực phẩm gây đầy hơi: các thực phẩm này sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ: sữa đậu nành, tinh bột, dưa cải muối, kim chi,…
- Những món ăn chứa nhiều hàn the, chất bảo quản: Các loại thực phẩm này sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, cần phải hạn chế như bánh đúc, miến, bún, phở, bánh mướt…
Việc sinh nở là một vấn đề hệ trọng, đó vừa là đặc quyền vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của người mẹ. Hiểu được vấn đề đó, chúng tôi đã cố gắng đưa được nhiều thông tin thiết yếu nhất có thể đến với bạn đọc. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn có thêm kiến thức cho việc “vượt cạn” thành công, đón bé yêu chào đời, và có thực đơn hợp lý, tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.