Để biết chính xác chiều cao của mình là bao nhiêu, chỉ có một cách duy nhất là đo chiều cao. Sử dụng thước dây là cách đo chiều cao chính xác lại còn nhanh gọn. Vậy nhưng, nếu không có sẵn thước dây thì còn có cách đo chiều cao chính xác nào nữa không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của Trungtamytengabay.vn nhé
Vì sao cần thường xuyên đo chiều cao?
Ngoài cân nặng, chiều cao cũng là một chỉ số phản ánh sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Vậy nên thường xuyên đo chiều cao cũng là một cách để bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Bằng cách đo chiều cao thường xuyên, chúng ta có thể nhận thấy được sự thay đổi chiều cao ở thời điểm hiện tại so với trước đó. Kết quả nhận được phần nào phản ánh kế hoạch tăng chiều cao có hiệu quả hay không. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và thời gian nghỉ ngơi phù hợp hơn.
Đo chiều cao thường xuyên là một cách để bạn theo dõi sức khỏe
Ngoài ra, việc theo dõi chiều cao thường xuyên cũng gián tiếp giúp chúng ta theo dõi tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như, chiều cao tăng chậm hơn so với trước đó có thể báo hiệu xương đang bị thiếu hụt Canxi, Photpho, thậm chí là sụn tăng trưởng đang có dấu hiệu cốt hóa.
Những bước cần chuẩn bị khi đo chiều cao
Để đo chiều cao chính xác nhất, vật dụng đầu tiên cần chuẩn bị chính là thước đo. Thước dây là sự lựa chọn lý tưởng nhất, rồi tới thước đứng. Nếu không có sẵn các thiết bị này, bạn có thể “tự chế” thước tăng chiều cao từ những vật dụng như giày, giấy in theo khổ, dây dù,…
Tiếp theo, đừng quên tìm một nơi thật bằng phẳng để đặt thước đo. Ngoài mặt sàn, đừng quên chọn một bức tường bằng phẳng để làm điểm phản chiếu. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để bạn có thể đo chiều cao chính xác nhất.
Cuối cùng, chuẩn bị tư thế sẵn sàng cũng là một phần quan trọng giúp bạn đo chiều cao chính xác. Khi tiến hành đo chiều cao, hãy đứng với tư thế thẳng lưng, hai bàn chân tạo thành hình chữ V, mắt hướng thẳng về phía trước.
Làm thế nào để biết chiều cao có đạt chuẩn hay chưa?
Bảng chiều cao cân nặng theo độ tuổi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra được xem là tiêu chuẩn cho sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. Do đó, sau khi đo được chiều cao chính xác của bản thân, bạn có thể dựa vào Bảng chiều cao cân nặng chuẩn này để biết được chiều cao của mình có đạt chuẩn hay chưa.
Những cách đo chiều cao chính xác nhất hiện nay
Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để biết chiều cao là bao nhiêu. Dưới đây là 3 cách đo chiều cao chính xác nhất mà bạn có thể thực hiện.
Đo chiều cao bằng thước đứng
Trong các loại thước dùng để đo chiều cao, thước đứng được đánh giá là cho kết quả chính xác nhất. Đặc trưng của loại thước này là vạch chia chiều cao theo phương thẳng đứng và thanh trượt ngang trên đầu, vừa tiện lợi cho việc sử dụng vừa giúp bạn đo chiều cao chính xác nhất.
Các loại thước đứng được sử dụng trong phòng khám hoặc phòng tập gym
Khi đo chiều cao bằng thước đứng, bạn có thể thực hiện theo những bước sau đây:
- Đặt thước ở vị trí bằng phẳng, đưa thanh trượt về điểm bắt đầu
- Đứng áp người vào thước, điều chỉnh cổ, lưng, gót chân cùng nằm trên đường thẳng, mắt hướng về phía trước
- Điều chỉnh thanh trượt chạm nhẹ đỉnh đầu và giữ nguyên
- Cố định thanh trượt ở vị trí đã đo được rồi bước ra khỏi thước
Nếu bạn sử dụng thước đứng thông thường, khoảng cách từ mặt đất đến thanh trượt chính là chiều cao của bạn. Nếu bạn sử dụng thước đứng điện tử, chiều cao sẽ được hiển thị ở màn hình nhỏ phía trước mặt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và lựa chọn loại thước đứng tích hợp. Không chỉ giúp đo chính xác chiều cao mà còn có thể xác định được trọng lượng cơ thể.
Đo chiều cao bằng thước dây
Nếu nhà bạn có sẵn bộ thước dây thì việc đo chiều cao vô cùng đơn giản. Để thuận tiện hơn, bạn nên chọn vị trí sàn bằng phẳng, ưu tiên vị trí cạnh cửa hoặc trong góc.
Thước dây cũng là công cụ phổ biến dùng để đo chiều cao
Các bước đo thực hiện như sau:
- Đứng áp vào tường, kẹp đầu thước dây ở mức 0 phía dưới ngón chân trái
- Từ từ điều chỉnh tư thế và đứng thẳng người, di chuyển thước dây theo
- Kéo thước tới đỉnh đầu và dùng hai ngón tay kẹp thước ở điểm tiếp xúc
- Số đo đạt được ở vị trí hai ngón tay kẹp với nhau cũng chính là chiều cao của bạn
Việc tự đo chiều cao bằng thước dây vốn đơn giản nhưng có thể sai số đôi chút. Nếu bạn muốn thu được kết quả chính xác nhất, hãy nhờ thêm một người nữa hỗ trợ. Các bước thực hiện như sau:
- Đứng áp người vào mặt tường và điều chỉnh tư thế như mắt nhìn thẳng, cằm hướng xuống
- Sử dụng một chiếc hộp nhỏ hoặc thước kẻ đặt nhẹ lên đỉnh đầu và vuông góc với mặt tường
- Dùng bút chì đánh dấu điểm tiếp xúc trên mặt tường
- Sử dụng thước dây đo khoảng cách từ mặt sàn đến vị trí được đánh dấu, đó cũng chính là chiều cao của bạn
Đo chiều cao bằng thước tạm
Trong trường hợp, trong nhà không có sẵn thước đứng hay thước dây, bạn có thể đo chiều cao bằng thước tạm. Mặc dù hơi tốn thời gian một chút nhưng bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào độ chính xác của nó.
Bạn có thể sử dụng nhiều vật dụng khác nhau để làm thước tạm, chẳng hạn như giày, tờ tiền, khổ giấy in,… Ngoài ra, bạn còn cần một cây bút bi hoặc bút lông, sợi dây thừng loại nhỏ. Nội dung tiếp theo trong bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách làm thước tạm theo kích cỡ giày. Các bước làm thước tạm được thực hiện như sau:
- Trải thẳng sợi dây lên mặt sàn rồi đặt chiếc giày lên sợi dây
- Dùng bút lông đánh dấu chiều dài của giày lên sợi dây
- Lặp lại thao tác này đến khi đạt được chiều dài thước là 1m80
- Miết thẳng và dán sợi dây lên tường bằng băng keo
Bảng quy đổi size giày theo cm áp dụng để làm thước tạm
Tiến hành đo chiều cao bằng thước tạm như thế nào?
- Đứng áp người vào mặt tường, đè lên thước hoặc đứng bên cạnh thước
- Điều chỉnh tư thế thẳng lưng, gót chân tạo thành hình chữ V và áp vào tường
- Sử dụng thước để xác định điểm tiếp xúc giữa đỉnh đầu và bức tường, đó cũng chính là chiều cao của bạn.
Mẹo đo chiều cao không cần sử dụng thước dây
Nếu không có sẵn thước dây, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo đo chiều cao được gợi ý ngay phía dưới đây:
Đo chiều cao bằng thước kẻ
Việc này có thể hơi tốn thời gian một chút nhưng nó cũng là cách đo chiều cao chính xác nhất mà không cần sử dụng thước dây. Dùng thước kẻ đo từ chân đến đầu, đo tới đâu thì đánh dấu và ghi lại tới đó. Cuối cùng, cộng dồn các con số với nhau và đó cũng là chiều cao của chính bạn.
In thước đo chiều cao ra giấy
Bạn có thể tìm trên mạng hình ảnh của các loại thước đo chiều cao, sau đó tải về và in ra giấy. Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua tỷ lệ của bản in so với thực tế để tính toán con số chính xác nhất nhé.
Đo chiều cao bằng ứng dụng điện thoại
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện để các ứng dụng đo chiều cao trên điện thoại ra đời. Cách đo chiều cao này được đánh giá là khá nhanh chóng và chính xác. Sau khi tải ứng dụng về, bật camera và quay lại hình ảnh của bạn, phần mềm sẽ tự động tính toàn và hiển thị chiều cao.
Nếu không có thước dây, bạn cũng có thể sử dụng bảng đo chiều cao. Sản phẩm này thường được đính cố định lên tường bằng keo. Bạn có thể tìm mua bảng đo chiều cao ở nhà sách hoặc văn phòng phẩm.
Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng đo chiều cao trên điện thoại
Những điều cần lưu ý khi đo chiều cao để chính xác nhất
Để đo chính xác chiều cao, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Chỉ nên đo chiều cao vào buổi sáng khi mới ngủ dậy vì xương và các đĩa đệm khi này đều đang ở trạng thái bình thường, chiều cao đang ở mức chính xác nhất.
- Chiều cao đo được không thể chính xác nếu bạn đứng cong lưng, chùng chân. Thay vào đó, hãy nhớ điều chỉnh tư thế cơ thể, giữa thẳng người để đạt được kết quả chính xác nhất.
- Cởi bỏ các phụ kiện có thể tác động đến chiều cao thực tế như mũ, nón, giày. Nếu cột tóc cao, bạn cũng nên thả xuống.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc xác định chiều cao. Cuối cùng, đừng quên ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện chiều cao mỗi ngày nhé.