Cây Tràm có giá trị rất cao cho đời sống của con người. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết những thông tin cơ bản nhất về nó. Bài này, Trungtamytengabay.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Cây Tràm là gì? Đặc điểm sinh thái như thế nào? Công dụng của Tràm? Phân loại tràm: cây tràm trà, cây tràm gió, cây keo là tràm,… Các nội dung chính sẽ được bật mí ngay sau đây.
Cây Tràm là cây gì?
Một trong những loại thảo dược quý hiếm được áp dụng đa dạng vào ngành dược liệu không thể không nhắc tới đó là cây Tràm.
Loài thảo dược này ngoài tên Tràm thông thường mà người ta hay gọi, nó còn có nhiều tên khác như khuynh diệp, bạch thiên tầng hay chè đồng. Những tên này thường gặp trong các bài thuốc của các thầy thuốc đông y. Trong tiếng Anh, cây Tràm có tên là Melaleuca.
Tràm là loài cây thân gỗ trồng nhỏ và trung bình trong lâm nghiệp, độ cao trung bình nó đạt được khoảng 10m, nếu Tràm lâu năm nó có thể phát triển tới chiều cao 20-25m và đường kính lên tới 60cm. Cây Tràm ít phát triển ở các vùng đất cằn cỗi và khi sinh sống ở các vùng đất thiếu dinh dưỡng như vậy, Tràm chỉ có thể cao 0,5-2m, không khác gì loài cây bụi độ cao tầm thường.
Cây Tràm cũng có nhánh tuy nhiên các nhánh mọc ra không đều, thân chính của cây không thẳng tắp. Vỏ ngoài của cây màu trắng, xốp mỏng, có thể bóc ra thành từng lớp. Lá cây Tràm mọc so le, đơn lá, phiến lá dạng hình mác không cân đối hoặc hình trái xoan hẹp. Đầu lá thon nhọn hoặc tù, dài 4-8cm, rộng 10-20mm. Khi lá còn non, bề mặt lá có những lông màu trắng bạc mềm mỏng, khi khi lá đã trưởng thành, lá có màu xanh lục, bề mặt lá hết lông và trở nên nhẵn nhụi, cuống lá ngắn.
Hệ rễ của cây Tràm phát triển mạnh, để lấy được nhiều dinh dưỡng và làm nền móng vững trãi cho cây Tràm không đổ, bộ rễ của cây đã mọc lan to và sâu, cắm sâu chân vào lòng đất, từ đó giúp cho Tràm khỏe mạnh và vững vàng, không dễ dàng bị gió quật đổ. Hoa của cây Tràm có màu trắng hoặc trắng kem, trắng xanh nhạt hoặc trắng vàng nhạt. Hoa Tràm là loài hoa đẹp, nó từng trở thành đề tài có nhiều người có tình yêu hoa thiên nhiên. Có người viết “ hoa Tràm không phải là loài hoa vương giả, không đẹp lộng lẫy chẳng kiêu sa, không lạnh lùng chẳng cần ai bảo vệ”. Vẻ đẹp ấy của Tràm trở thành một đặc trưng gợi nhớ và cũng là nỗi vương vấn của nhiều con người. Khi mùa hoa Tràm qua đi là mùa quả Tràm bắt đầu. Quả tràm là dạng quả nang nhỏ hình chén hoặc hình cầu. Quả nứt thành ba mảnh khi nó chín. Hạt Tràm có hình như quả trứng.
Cây Tràm phân bố ở đâu?
Cây Tràm phân bố rộng rãi ở nhiều nơi với hơn 10 loại Tràm khác nhau. Sự phân bố của Tràm rải rác khắp các vùng miền Tổ Quốc nói riêng và các vùng đất khác trên thế giới. Tràm sinh sống chủ yếu ở Indonesia, Lào, Thái Lan, Bắc Australia, Ghinea, Brazil hay các tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, Tràm phân bố nhiều ở các tỉnh phía bắc và nam, đặc biệt ở các tỉnh thành Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang hay Long An… Ngoài những rừng tràm tập trung thì còn có nhiều cây Tràm mọc hoang dại rải rác, những cây tràm này thường được người dân quy hoạch về trồng.
Ở vùng núi, địa hình cao và các chất dinh dưỡng trong đất kém thì tràm đồi là loài phát triển hơn cả. Tuy nhiên, độ cao của cây chỉ đạt dưới 3m. Khi đó Tràm sẽ chủ yếu tìm những nơi đồi núi thấp, các vùng đất cát, các dải đất nhiều ánh sáng và những vùng đất feralit. Loại tràm này phân bố hầu hết ở các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An hay Bắc Kạn. Đối ngược lại với tràm đồi là những cây tràm nước. Chúng chủ yếu sinh sống ở các vùng đất có nước nhiễm mặn, đất phù sa, đất có độ chua, nồng độ pH trong đất trong khoảng từ 3,5-5,5, do đó độ cao có thể hơn so với tràm đồi. Vùng phân bố chủ yếu là ở các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang hay Sóc Trăng…
Đặc điểm sinh thái của cây Tràm
Tràm là loài cây có hệ sinh thái tương đối rộng, tuy nhiên các rừng tràm nguyên sinh chủ yếu phân bố tập trung ở các vùng đất phù sa, quanh các vùng đầm lầy ven biển, cồn cát hay các vùng cửa sông vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Tràm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 31-33 độ C. Giới hạn chịu lạnh của Tràm là 17 độ C. Nếu giá lạnh, nhiệt độ hạ quá sâu sẽ khiến các chức năng hoạt động của Tràm ngưng lại và cây sẽ chết.
Tràm ưa sống ở các vùng đất giàu ánh sáng. Khi sống gần nhau, Tràm sẽ phát triển với tán lá khá thưa và mỏng, vì sự phát triển của cả một hệ sinh thái cần ánh sáng. Khả năng tái sinh của Tràm là từ bộ rễ và từ hạt cây Tràm phát tán.
Mùa hoa Tràm là tháng 10-12 hằng năm và quả sẽ chính sau 4-6 tháng sau. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của Tràm khá nhanh.
Cây Tràm trồng và khai thác như thế nào?
Trồng cây Tràm: Tràm chủ yếu được trồng bằng hạt Tràm. Tràm thuộc vào những loài cây tái sinh tốt cho dù có sự tác động đốn hay tỉa của con người. Nếu như cháy rừng Tràm thì tỉ lệ lên chồi của Tràm non lên tới 95-100%. Do đó, Tràm có sức sống hết sức mãnh liệt.
Khai thác Tràm:
Tràm khai thác chủ yếu để làm tinh dầu Tràm. Việc khai thác này diễn ra sau 3-5 tháng đốn tỉa cho Tràm. Tràm không khai thác theo mùa cố định nào mà người trồng có thể quy hoạch lấy tinh dầu quanh năm. Tuy vậy, vào mùa mưa, cây hút nhiều nước nên không có độ đặc cao cho việc lấy tinh dầu. Do vậy mà vào mùa mưa, hàm lượng tinh dầu sẽ ít hơn so với việc khai thác lấy tinh dầu vào mùa khô.
Các thống kê cho thấy, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tinh dầu Tràm chủ yếu của thế giới. Ở nước ta, tinh dầu tràm được chiết ra chủ yếu từ các rừng tràm nguyên sinh. Tràm sẽ được tận dụng khi có tuổi từ 5-6. Tần suất khai thác là 2 lần/năm đó là vào tháng 3 và tháng 9 hằng năm. Khoảng thời gian này lượng mưa không quá cao nên chất lượng cũng như số lượng của tinh dầu Tràm đều đảm bảo.
Quá trình chiết xuất tinh dầu Tràm bắt đầu từ việc thu hái lá và cành non của tràm. Chất lượng tinh dầu được đánh giá qua nồng độ 1,8-cineole. Hàm lượng này càng cao thì chất lượng tinh dầu càng tốt.
Lá cây Tràm
Lá cây Tràm là bộ phận chính dùng để lấy tinh dầu Tràm. Hầu hết các thành phần của lá tràm đều giống nhau cơ bản, song bên cạnh đó mỗi loại tràm lại có các dưỡng chất riêng.
Đối với tràm đồi tươi, lá của chúng chứa 0,5-0,8 % tinh dầu, 1,8-cineol là thành phần chính có trong lá tràm đồi, chiếm khoảng hơn 70% các chất trong lá. Bên cạnh 1,8-cineole thì lá tràm còn chứa nhiều chất khác như α-terpineol trong lá khoảng 14,03-15,31%, limonen trong lá khoảng 3,69 – 3,98%, linalool trong lá khoảng 2,84 – 4,17%, α-pinen trong lá khoảng 0,90 – 1,24%, ρ-cymen trong lá khoảng 0,90% cùng nhiều hợp chất khác.
Khác với lá tràm đồi, lá tràm nước có lượng tinh dầu thấp hơn, dao động 0,3-0,5%, sự giống nhau là hàm lượng 1,8-cineol trong lá. Thành phần cấu thành nên gần như giống nhau, chúng chỉ khác nhau về hàm lượng. α-pinen (13,82-14,5%), ρ-cymen (8,98-9,59%), α-terpinen (1,78-1,80%), limonen (1,7%), linalool(0,44-0,50%) cùng các hợp chất khác.
Tuy khác nhau về hàm lượng chất trong lá tuy nhiên chúng có cấu tạo lá khá giống nhau. Theo các nghiên cứu về hình thái lá tràm cho thấy, trên bề mặt lá, được phủ một lớp cutin khá dày, cả hai mặt lá đều chứa rất nhiều lỗ khí khổng. Tràm có mọt vòng nội bì và 1 vòng ngoại bì bao bọc bên ngoài bó libe. Trong tế bào mô giậu của lá, số hàng tế bào khoảng 1-2 hàng. Tinh dầu chiết tách ra từ lá lấy chủ yếu từ tế bào mô mềm
Phân loại Tràm
Cây Tràm có nhiều chi có hình dạng giống nhau. Nó có hình thái khá tương đồng với loài M.leucadendra L thuộc chi Melaleuca L. Chi này sống tự nhiên ở các vùng Moluccas ở Indonesia hay Australia, Papua New Guinea. Trong chi Melaleuca chỉ có duy nhất loài tràm M. cajuputi, vùng phân bố của nó trải dài từ Australia tới khu vực các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta cũng có rất nhiều loại tràm sinh sôi phát triển, mỗi loại có công dụng và hình thức khác nhau, tuy nhiên để phân loại rành mạch thì không phải ai cũng làm được. Cùng với đó, tinh dầu chiết tách ra từ các loài khác nhau sẽ không giống nhau. Các loại tràm mà bài viết đề cập là vài loại tràm cơ bản thân thuộc mà hay gặp.
Cây Tràm nước (Cây Tràm cừ)
Loài tràm này phân bố chủ yếu ở các khu vực ven sông, các vùng ngập mặn, phù sa… Nó sống ở nơi nhiều nước, hầu hết ở các tỉnh thành phía nam như Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Tháp… Mục đích của loài này là cắm rễ sâu vào lòng đất, bảo vệ đất, ngăn chặn được vấn đề nước bào mòn đi đất. Hơn nữa, thân tràm còn sử dụng để làm vật liệu xây dựng và áp dụng vào trong các công trình thủy lợi cần thiết. Điều quan trọng nhất là lá tràm cừ được dùng để chế ra các loại tinh dầu.
Để có thể thu hoạch lấy tinh dầu thì cây phải có tuổi từ 3-4 sinh sống và phát triển ở vùng đất nhiều mặn, pH khoảng 3,5-6. Thân tràm nước khá thẳng và bền dẻo, lá xanh và đan so le với nhau, dài khoảng 1cm. Loài tràm này có khả năng phát tán mạnh bởi đặc trưng của quả là nhiều hạt nhỏ, nhẹ nên khả năng phát tán hơn những loại hạt khác.
Tràm nước này có rất nhiều ở các khu rừng ngập mặn mà không thể không nhắc tới rừng U Minh. Nhờ sức sống bền bỉ dẻo dai mà tuổi đời cây Tràm ở đây rất cao, gần như là các cây đại cổ thụ.
Cây Tràm Trà (Tràm Úc)
Tràm trà có xuất xứ từ các nước châu Úc nên còn gọi là tràm úc. Nó có tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Cây có thân gỗ, độ cao lớn, có thể lên tới 30m. Lá tràm trà dài khoảng 1-25cm tương ứng với kích thước thân, mọc so le dạng hình mũi giác. Hoa tràm trà mọc thành từng cụm chạy dọc theo thân chính. Quả của loài tràm này cũng giống hầu hết các loại tràm thông thường, dạng quả nang nhiều hạt nhỏ. Tràm trà phát triển mạnh mẽ ở các vùng đất có độ ẩm cao và giàu ánh sáng mặt trời.
Tràm trà có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh ho, cảm lạnh và đau bụng do lạnh. Việc sản xuất tinh dầu của tràm gió là quan trọng nhất. Tác dụng mà tinh dầu tràm gió mang lại cho người sử dụng là khả năng các bệnh lý gây ra bởi các loại nấm, vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và các bệnh ngoài da, hỗ trợ điều trị các trường hợp có nhiều mụn trứng cá. Có nhiều loại thuốc kháng sinh có tác dụng với cơ thể không tốt bằng tinh dầu tràm bởi tinh chất thiên nhiên của nó. Cùng với các công dụng trên, tinh dầu tràm trà còn được dùng trong các loại kem đánh răng, mỹ phẩm,…
Cây Tràm Gió
Tràm gió thuộc loài Melaleuca cajuputi subsp cumingiana Barlow. Loài tràm này thân gỗ cao, độ cao phát triển trong môi trường thuận lợi có thể lên tới 35m. Tràm gió khác biệt với các loại tràm khác ở thân, thân tràm gió phủ một lớp vỏ bóng mượt khi còn nhỏ, trong quá trình phát triển, lớp vỏ này sẽ được thay thế bởi lớp vỏ sần sùi chắc chắn hơn cho cây. Lá tràm gió dài 30-130mm, rộng 7-60mm xếp xen kẽ nhau. Hoa tràm gió màu xanh lục hoặc màu kem trắng. Mùa hoa tràm gió nở vào tháng 2-12 hằng năm. Hoa mọc theo từng cụm hình trụ dài, mỗi chùm hoa khoảng 3 bông. Quả tràm gió mọc dọc theo các cành cây.
Tràm gió cũng có rất nhiều công dụng hữu ích. Công dụng đầu tiên kể đến là lấy gỗ phục vụ cho xây dựng, hàng rào, cọc chắc chắn đồng thời là nguồn gỗ quý để làm thuyền bè. Tràm gió cũng được chiết tách lấy tinh dầu. Công dụng mà loại tinh dầu tràm gió mang lại là dùng cho các bánh xà bông, hương thơm của các loại mỹ phẩm. Nó giúp làm đẹp, xua các loại côn trùng đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp.
Cây tràm bông đỏ (Cây Tràm liễu)
Tràm liễu có tên khoa học là Callistemon Citrinus, cùng họ với tràm trà, nguồn gốc từ Úc. Loại tràm này nhỏ hơn so với các loài khác, chiều cao giới hạn dưới 5m, lớp vỏ cây cũng bong tróc, tán lá của cây thường rủ xuống như liễu tạo tán khá đẹp. Lá tràm liễu khi còn non màu tươi, khi trưởng thành, lá sẫm màu. Tràm bông đỏ có hoa màu đỏ, mùi rất ngạt ngào rất đặc trưng cho tinh dầu cùng loại. Hoa kéo dài rủ buông theo chiều rủ của lá.
Tràm liễu ra hoa quanh năm, màu sắc đỏ đẹp của hoa đã được nhiều người dùng làm cây cảnh, làm cho cảnh quan thêm tươi mới.
Cây Keo lá Tràm (Tràm bông vàng)
Tràm hoa vàng thân gỗ, chiều cao trong môi trường sống tốt có thể lên tới 30m, tán lá xum xuê nhiều cành nhánh. Cây chịu được hạn, sống trong môi trường nóng, có thể sống tập trung thành quần thể mật độ rất dày. Vỏ tràm hoa vàng màu nâu xám, lá cây tiêu biến, quang hợp qua lá giả. Hoa tràm hoa vàng màu vàng, hình đuôi sóc. Quả tràm khác hẳn so với các loài cùng họ, chúng dạng đậu xoắn, hạt đen.
Tràm bông vàng được trồng nhiều ở vùng núi, gỗ của nó được dùng để sản xuất đồ gỗ như bàn ghế, tủ hay làm bột giấy. Cùng với đó, trồng tràm này còn chống sạt lở đất, cung cấp phần dinh dưỡng cơ bản cho đất. Cơ chế giống như các loài cây họ đậu có nốt sần giúp đất không bị trơ trọc, cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng. Thân của tràm hoa vàng được sử dụng cho việc cố định các bờ đê, bờ sông ngăn chặn sự phá hủy của nước khi có thiên tai xảy ra.
Cây Tràm đất (Cây Tràm bầu)
Tràm đất còn có tên dân gian là cây trắc trung, phân bố nhiều ở khu vực ven biển Khánh Hòa, Phú Yên,… Loài tràm này vô cùng hiếm. Loài này thân thấp, trên thân có gai, vỏ xám. Lá tràm đất cuốn mảnh từ 2,5-3m, hoa tràm nở vào tháng 7-9 của năm. Tràm đất có gỗ rất quý, nó có khả năng ngăn chặn mối mọt, gỗ bền nên sử dụng làm đồ mỹ nghệ.
Công dụng của Tràm
Qua các loài vừa nêu trên, chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều công dụng mà tràm đem lại.
Nói tới gỗ tràm, công dụng mà nó đem lại là việc cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy viết, dùng đóng tàu thuyền, các công trình xây dựng hay trụ…
Lá tràm có nhiều công dụng, việc chế biến theo từng bài thuốc khác nhau sẽ chữa được nhiều bệnh lý của cơ thể.
Điều đáng đề cập tới nhất đó là những công dụng tuyệt vời mà tinh dầu tràm mang lại.
Tinh dầu tràm được biết đến là loại tinh dầu hữu hiệu cho chị em phụ nữ. Tinh dầu tràm được dùng trong các trường hợp:
- Trị mụn: trong dầu tràm có chứa benzoyl peroxide có tác dụng rất tốt chữa mụn đồng thời ít gây kích ứng da bởi thành phần thiên nhiên của nó.
- Dưỡng tóc: khi tinh dầu tràm kết hợp với gel nha đam, tinh dầu dừa thì hiệu quả cho tóc rất lớn, nó giúp làm sạch các bã nhờn và gàu, có tác dụng tốt với các vùng da đầu tổn thương nhẹ đồng thời loại bỏ chấy.
- Làm đẹp da mặt: chất α-Terpineol có tính sát khuẩn nên khi sử dụng cho da mặt, nó làm sạch sâu, loại bỏ mụn trứng cá cũng như mụn mủ. Nó giúp cân bằng pH cho da, giảm tiết dầu dành cho da nhờn khi dùng tinh dầu thường xuyên.
- Làm sạch và giữ ấm cơ thể: tinh dầu tràm pha vài giọt vào nước rồi ngâm mình sẽ làm sạch cơ thể, đem lại cảm giác khoan khoái dễ chịu nhờ vào mùi hương thơm đặc trưng nó mang lại. Do đó mà có khả năng khử mùi khó chịu cho cơ thể.
Ngoài các công dụng trên, tinh dầu tràm còn hữu ích để điều trị các tình trạng bệnh lý:
- Chữa ho, cảm lạnh, tránh gió: khi tắm bằng tinh dầu tràm, các dưỡng chất sẽ giúp cho cơ thể phòng tránh các luồng khí lạnh từ bên ngoài nhờ việc giữ ấm của tinh dầu. Đặc biệt hiệu quả cho trẻ nhỏ. Tinh dầu tràm là sản phẩm mà bố mẹ chọn cho con cái khi thời tiết chuyển lạnh.
- Kháng khuẩn.
- Xua muỗi và các loại côn trùng: khi đi rừng hay trong môi trường ẩm thấp, nơi mà các loài côn trùng dễ sinh sôi phát triển, chúng ta nên sử dụng tinh dầu tràm lên da, cách làm này sẽ tránh được sự tấn công của các loài gây bệnh và bảo vệ làn da cho cơ thể.
- Tăng tiết mồ hôi: các chất có trong dầu tràm sẽ làm kích thích khiến cơ thể mở lỗ chân lông, tiết mồ hôi ra ngoài. Qua đó, việc giải độc và giải lạnh sẽ hữu hiệu với các trường hợp cảm lạnh, sốt.
- Tinh dầu trầm có tác dụng giảm đau, hạn chế các cơ co chuột rút
- Chống nấm.
Thực trạng Tràm hiện nay và giải pháp
Hiện nay thực trạng rừng nói chung cũng như rừng Tràm nói riêng đang bị suy giảm trầm trọng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, màu xanh bao phủ ngày càng mất đi.
Khi đó, không những đất dễ bị sạt lở xói mòn mà lượng tinh dầu tràm nguyên sinh lấy được ngày càng hạn chế.
Để khắc phục tình trạng này, mọi người cần bảo vệ rừng, không tự ý chặt lấy gỗ, khai thác không theo quy hoạch đồng thời trồng rừng nhiều hơn.