Bà bầu tức phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai là một đối tượng cần rất thận trọng trong mọi phương diện, và cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn nữa so với bình thường. Trong bài viết hôm nay, Sống khỏe 24h sẽ chia sẻ một vài thông tin hữu ích liên quan đến cách giải quyết triệu chứng hay gặp khi mang thai, đó là cách chữa đau đầu cho bà bầu.
Đau đầu khi mang thai là gì?
Đau đầu khi mang thai có thể nói là tình trạng gặp khá phổ biến gặp ở các bà mẹ đang trong giai đoạn thai kì. Triệu chứng thường đi kèm với buồn nôn, chóng mặt, sốt,…khiến người mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và stress. Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu mà tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé.
Trước khi tìm hiểu về cách chữa đau đầu cho bà bầu, bạn phải hiểu rõ nguyên nhân do đâu, vì sao triệu chứng lại diễn ra thường xuyên như thế? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Nguyên nhân gây nhức đầu khi mang thai
Mẹ bầu là người rất nhạy cảm nên tình trạng đau đầu này có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu này có thể là một triệu chứng lâm sàng của cúm, của bệnh tim mạch hay một vài bệnh khác nữa. Nhưng thường đau đầu sẽ do các nguyên nhân sau:
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang bầu nồng độ các hormon nội tiết được tiết ra thay đổi, các hormon này sẽ có nồng độ tăng, giảm khác với bình thường. Và chính điều này khiến cơ thể người mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe như đau đầu.
Ốm nghén
Khi đang mang thai các mẹ bầu thường có một giai đoạn gọi là ốm nghén, giai đoạn này khiến các mẹ ăn không được ngon, liên tục buồn nôn đặc biệt khi gặp các mùi khó chịu. Tình trạng ốm nghén này sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng và vì thế mà xuất hiện tình trạng đau đầu.
Viêm xoang
Sẽ có nguy cơ mắc đau đầu trong khi mang thai hơn đối với các mẹ bầu bị viêm xoang. Vì viêm xoang vốn đã khiến người bệnh nghẹt mũi, đau khó chịu vùng viêm (vùng trán) nên sẽ gây đau đầu cho mẹ.
Chế độ ăn không lành mạnh
Khi mang thai, các mẹ bầu sẽ thèm ăn cái này, thèm ăn cái kia. Nếu chế độ ăn uống của mẹ không lành mạnh cũng sẽ là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu của mẹ bầu. Vì khi ăn uống không đủ chất sẽ khiến cho mẹ thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thần kinh của mẹ bầu.
Không những thế, tùy thuộc từng giai đoạn mang thai cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu ở bà bầu:
Giai đoạn 3 tháng đầu
Là giai đoạn khi cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi để đón nhận và chăm sóc em bé bên trong. Lúc này nồng độ hormon tiết ra thay đổi, thể trạng cơ thể mẹ thay đổi theo chiều tăng lên, tuần hoàn máu cũng có phần thay đổi. Đây chính là các yếu tố khiến người mẹ gặp vấn đề đau đầu.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Đây là giai đoạn khi em bé trong bụng mẹ đã lớn, trọng lượng cũng tăng lên, điều này sẽ gây khó khăn cho việc lưu thông máu lên não của mẹ. Cản trở lưu thông máu não sẽ khiến mẹ xuất hiện tình trạng đau đầu do thiếu máu lên não.
Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng gì tới mẹ và bé
Đau đầu ở phụ nữ mang thai thường gặp nhiều nhất vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối khi mang thai. Đôi khi các mẹ bầu coi đây chỉ là các biểu hiện bình thường, không sao cả mà vô tình bảo qua nó.
Đối với những người bình thường đau đầu ta có thể bỏ qua, hay dùng thuốc giảm đau đơn thuần nhưng bà bầu thì cần chú ý hơn. Vì sức khỏe mẹ bầu rất quan trọng, các dấu hiệu của cơ thể sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ.
Đau đầu đối với mẹ bầu có thể là dấu hiệu cảm cúm nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của nguy cơ tiền sản giật, và biến chứng này sẽ gặp phải chủ yếu ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra, đau đầu còn có thể là triệu chứng của cao huyết áp, protein niệu ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này sẽ không sao nếu mẹ bầu được theo dõi, điều trị hợp lý. Còn nếu bị bỏ lơ, không quan tâm nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, gây cản trở sự phát triển toàn diện của bé khi trong bụng mẹ.
Đau đầu còn ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt của mẹ bầu. Trong khi mẹ bầu đang stress, mệt mỏi vì các thay đổi yếu tố bên trong cơ thể cùng với đau đầu nữa sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn. Tình trạng mệt mỏi kéo dài sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, ủ rũ, hay cáu gắt, và quan trọng hơn sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ và bé.
Khi nào đau đầu trong mang thai trở nên nguy hiểm?
Đau đầu đối với phụ nữ mang thai có thể đơn thuần không sao, nhưng cũng có thể gây nguy hiểm rất đáng lo ngại. Vậy khi nào, dấu hiệu gì để phát hiện ra tình trạng đau đầu của mẹ bầu đang gây nguy hiểm cho mẹ và bé?
Đau đầu với tần suất liên tục
Mẹ bầu đau đầu với tần suất các cơn đau gần nhau, hay xuất hiện và có thể xuất hiện một cách liên tục. Hoặc cơn đau đầu ở mẹ thường khởi phát đột ngột, nhất là khi mẹ đang ngủ và khiến các mẹ bầu phải tỉnh giấc. Hoặc tình trạng đau đầu của các mẹ bầu cứ tiếp diễn như vậy không có dấu hiệu khỏi.
Sưng phù tay chân
Mẹ bầu không chỉ đau đầu đơn thuần mà thấy bàn chân, bàn tay có dấu hiệu sưng phù bất thường. Sự sưng phù này không phải là sự mập lên của mẹ sau quá trình bồi bổ cơ thể, mà nó là tình trạng sưng phù đột ngột.
Sốt cao, ngạt mũi
Khi mẹ bầu đau đầu mà kèm theo tình trạng sốt, ngạt mũi, đau mỏi cơ thể đặc biệt đau cứng cổ thì các mẹ cần cẩn thận hơn. Không những thế đau đầu còn có thể đi kèm cùng buồn ngủ, mắt lúc mờ lúc rõ khó nhìn hay cảm thấy tê buốt thì mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ ngay.
Cân nặng thay đổi bất thường
Mẹ bầu vẫn ăn uống bình thường, cân nặng vẫn tăng bình thường thì không sao. Nhưng nếu mẹ bầu đang đau đầu vài ngày rồi và thấy bỗng dưng cân nặng của mình tăng nhanh đột ngột, đấy là dấu hiệu không tốt và cơ thể mẹ bầu đang lên tiếng báo hiệu.
Lưu ý
Nếu cảm thấy tình trạng không tốt thì nên đi gặp bác sĩ ngay. Hoặc tốt nhất nếu có xuất hiện dấu hiệu lạ với sức khỏe kể cả đau đầu, mẹ bầu nên tới bác sĩ ngay để tiến hành chẩn đoán, điều trị.
Cách chữa đau đầu cho bà bầu
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Cần bổ sung dinh dưỡng và có chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất, đủ vitamin cần thiết cho mẹ và bé. Điều này không chỉ giúp bé phát triển tốt mà còn giúp mẹ giảm đau đầu rất hiệu quả.
Vì đôi khi đau đầu của mẹ do rối loạn đường huyết, hạ đường huyết, vì thế việc bổ sung chất, hay có các bữa ăn phụ trong ngày để đảm bảo lượng đường huyết là điều rất cần và tốt. Đây là cách chữa đau đầu cho bà bầu vô cùng hiệu quả, giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, phòng ngữa các tác nhân gây bệnh khác.
Cung cấp thêm cho cơ thể các loại thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, đậu trắng, anh đào,… sẽ giúp bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và giảm đau đầu cho mẹ. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại thực vật giàu chất sắt, vitamin như rau chân vịt, bông cải xanh sẽ rất tốt cho sự lưu thông tuần hoàn từ đấy sẽ giảm đau đầu cho mẹ.
Uống đủ nước mỗi ngày
Việc bổ sung nước cho phụ nữ có thai một cách khoa học, hợp lý sẽ góp phần giúp lưu thông khí huyết, giảm tình trạng đau đầu rất hiệu quả. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm cho cơ thể thêm các loại nước hoa quả mỗi ngày, sữa cho bà bầu,…
Và cần lưu ý hơn đối với mẹ bầu nên rất hạn chế chất cồn (rượu, bia), các loại nước ngọt có ga, nước trái cây bán sẵn đóng chai, đồ ăn nhanh đã chế biến sẵn,…
Chế độ nghỉ ngơi hợp lí
Mẹ bầu nên được thư giãn thoải mái, chế độ làm việc hợp lý, giảm căng thẳng, stress giãn thời gian xuất hiện các cơn đau đầu sẽ giúp giảm tình trạng đau đầu của mẹ. Việc nghỉ ngơi đầy đủ đối với mẹ bầu, thường xuyên massage cơ thể đặc biệt vùng đầu, vùng gáy, gan bàn chân sẽ giúp máu lưu thông tốt, cải thiện tình trạng đau đầu của mẹ bầu.
Giúp cơ thể thường xuyên được thoải mái, ăn tốt, ngủ đủ giấc, ngủ ngon sẽ giúp cải thiện tình trạng xuất hiện các cơn đau đầu và cường độ đau đầu.
Một ngày mẹ bầu nên được ngủ đủ giấc từ 8 đến 10 tiếng, việc được ngủ đầy đủ giúp các mẹ giải tỏa căng thẳng, đầu óc tỉnh táo. Khi mẹ bầu nghỉ ngơi nên giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh, và hạn chế thiết bị điện tử, điều này giúp mẹ ngủ sâu và ngon hơn.
Khi ngủ, nghỉ ngơi mẹ bầu cần có được cảm giác thoải mái nhất giúp giấc ngủ ngon để cải thiện tình trạng đau đầu. Đắp khăn mát những thời điểm này sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn và giảm đau đầu từ từ và an toàn.
Thường xuyên tập thể dục
Vận động luôn là một yếu tố cực kỳ bổ ích cho bất kỳ đối tượng nào, và mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Người mang thai vẫn nên tập luyện các bài thể dục nhẹ dành cho phụ nữ có thai. Những bài yoga mỗi ngày, hay là đi bộ vận động, ngồi thiền tĩnh tâm,… sẽ giúp cơ thể, tâm trí mẹ được thư giãn. Điều đó rất tốt trong việc giảm cơn đau đầu.
Tắm bằng nước ấm
Đôi khi một hành động tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp cải thiện tình trạng đau đầu của mẹ cầu chính là tắm nước ấm. Việc tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, mạch máu lưu thông. Nhưng không nên tắm nước quá nóng (sẽ ảnh hưởng tới da) hay ngâm mình tắm quá lâu cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Nếu tình trạng đau đầu của phụ nữ có thai không thuyên giảm với những cách này, phức tạp mà cần dùng đến thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kê đơn. Mẹ bầu rất nhạy cảm, và em bé cũng sẽ dễ bị để lại biến chứng xấu do việc dùng thuốc bừa bãi của mẹ. Vì thế cần đặc biệt chú ý tới việc dùng thuốc của phụ nữ có thai.
Chữa đau đầu cho bà bầu 3 tháng đầu
Khi chữa đau đầu cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể áp dụng các biện pháp chung bên trên, hoặc sử dụng một số cách chữa đau đầu cho bà bầu cụ thể sau:
Chườm mát
Ba tháng đầu có thể đau đầu là do stress nên việc giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi là chìa khóa để giảm đau đầu. Khi chườm mát ở sau cổ khi mẹ bầu đau đầu giúp cơ thể thư giãn vì thế mà cơn đau đầu sẽ dần tan biến. Những chú ý là chườm mát, không phải chườm đá nhé, nếu chườm đá nguy cơ mẹ lại có thể nhiễm cảm lạnh đấy.
Nghỉ ngơi, dưỡng sức hợp lí
Nghỉ ngơi luôn là ưu tiên hàng đầu cho mẹ bầu. Hạ lưng thoải mái thư giãn, chợp mắt chút nếu mệt mỏi, uống tách nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng,… Khi nghỉ ngơi như vậy giúp các mẹ bầu giải tỏa được đầu óc, cơ thể thoải mái hơn vì thế giảm được đau đầu.
Tắm bằng vòi sen và nước ấm
Việc nước ấm dội từ vòi sen vào cơ thể sẽ giúp lưu thông khí huyết, thư giãn gân cơ, cơ thể được thoải mái. Khi tắm như vậy cũng sẽ giúp giảm đau đầu cho mẹ bầu. Và cũng cần lưu ý nước không nên quá nóng dễ gây bỏng da, giãn lỗ chân lông.
Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu
Dùng tỏi để trị đau đầu ở mẹ bầu
Tỏi là dược liệu tự nhiên an toàn và điều trị đau đầu ở phụ nữ có thai rất hiệu quả. Với lượng lớn tinh dầu trong tỏi, để điều trị đau đầu cho mẹ bầu, bạn chỉ cần giã nát vài tép tỏi và ngửi nhiều lần trong ngày (khoản 3 lần). Cơn đau đầu của bạn sẽ được thuyên giảm khi áp dụng biện pháp này.
Dùng gừng để trị đau đầu ở mẹ bầu
Gừng cũng là một vị dược liệu tự nhiên rất an toàn và thân thiện. Gừng cũng chứa lượng lớn tinh dầu, có tác dụng thuyên giảm cơn đau đầu ở mẹ bầu hiệu quả. Lấy vài lát gừng tươi, cho vào nồi nước đun và dùng để uống, uống khi ấm (tỷ lệ 5 gam gừng tươi: 2 cốc nước).
Lời khuyên dành bà mẹ trong giai đoạn thai kì
Không nên chỉ đợi đau đầu các mẹ bầu mới nghĩ cách khác phục. Mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn bình thường nên cần có chế độ sinh hoạt phù hợp hơn, nếu đảm bảo vậy thì việc xuất hiện cơn đau đầu sẽ giảm đi.
Giữ tinh thần thoải mái
Điều quan trọng nhất là tinh thần thoải mái, vì thế các bà bầu nên luôn giữ cho mình một tâm thế thoải mái nhất. Hạn chế suy nghĩ tiêu cực, nghĩ vu vơ những điều phiền não, giảm stress, căng thẳng trong cả công việc lẫn đời sống hằng ngày.
Hạn chế nơi quá náo nhiệt, ồn ào
đây là yếu tố bên ngoài tác động nhiều tới bệnh đau đầu ở phụ nữ có thai. Khi ồn ào sẽ kích thích thần kinh gây đau đầu, vì thế nên hạn chế tối đa yếu tố này để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
Đau đầu do thiếu chất dẫn tới hạ đường huyết, suy nhược cơ thể là nguyên nhân khá hay gặp. Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất từ thực phẩm mẹ bầu nên được uống thêm các loại thuốc bổ dành cho phụ nữ có thai sẽ tốt hơn.
Vận động thường xuyên
Quan tâm hơn tới các tư thế như ngồi, nằm của bản thân. Đôi khi nguyên nhân gây đau đầu chỉ đơn giản do tư thế ngồi, nằm của phụ nữ có thai, vì vậy nên chú ý hơn tới nó.
Vận động phù hợp dưới mọi hình thức, đảm bảo mức độ và chất lượng khi vận động.
Khám thai đinh kì
Phụ nữ có thai nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé. Việc khám sức khỏe không chỉ theo dõi được sự phát triển của em bé mà còn giúp phát hiện được các thay đổi sức khỏe của cơ thể mẹ để điều trị sớm.
Bà bầu đau đầu có được dán cao không?
Dán cao là một trong những cách chữa đau đầu cho bà bầu được áp dụng phổ biến. Vậy dán cao có ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi hay không? Đây đều là những câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu, ông bố trẻ,… quan tâm tìm câu trả lời.
Khi phụ nữ có thai đau đầu, cảm thấy khó chịu và muốn giảm cơn đau đầu nhanh nên sẽ nghĩ tới việc dán cao. Cao dán có thể giúp phụ nữ mang thai giảm cơn đau đầu tốt, an toàn vì thành phần của nó là từ các dược liệu tự nhiên. Khi dùng miếng dán nên đọc kỹ hướng dẫn dùng, bóc bỏ sau khi dán khoản 7 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, khi dùng cao dán để an toàn nhất phụ nữ có thai cần chú ý thêm những điều sau:
- Chú ý hạn dùng của miếng cao dán, không nên dùng miếng dán đã quá hạn hay miếng dán đã cũ. Làm sạch vùng da dán thuốc thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Không nên dán cao dán vào nơi da đang bị tổn thương, hay vết thương hở.
- Sau khi bóc miếng cao dán ra nên bỏ vào thùng rác để đảm bảo an toàn cho trẻ em vui chơi.
Bà bầu đau đầu có được uống thuốc không?
Phụ nữ có thai và em bé rất nhạy cảm nên cần rất hạn chế sử dụng các loại thuốc trong thời kỳ này khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc tự ý để điều trị các vấn đề của cơ thể mẹ bầu sẽ để lại hậu quả không lường trước được cho con nhỏ.
Nếu tình trạng xấu cần dùng đến thuốc, phụ nữ có thai nên đến gặp bác sĩ điều trị để được kê đơn một cách an toàn và hiệu quả nhất, tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh.
Hãy chăm sóc sức khỏe thật chu đáo để cả mẹ bầu và em bé đều khỏe mạnh. Bạn cần giúp đỡ hay thắc mắc gì hãy gọi tới hotline của chúng tôi, chúng tôi rất sẵn lòng giúp đỡ các bạn.