Trĩ là căn bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng hay để lại di chứng nặng nề nhưng nó lại gây ra đau đớn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh trĩ lại là bệnh ở vùng hậu môn nên khi bệnh mới khởi phát bệnh nhân thường bỏ qua hoặc ngại không chia sẻ làm cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Có thể bạn đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng tình trạng không thuyên giảm mà lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Ngày nay người ta hướng đến các phương pháp điều trị từ các dược liệu tự nhiên, bạn đã bao giờ nghe về việc chữa bệnh trĩ bằng tỏi chưa? Tuy nghe rất vô lý nhưng bài thuốc dùng tỏi để chữa trĩ đã có từ lâu và được áp dụng rất hiệu quả. Hãy tham khảo các thông tin bổ ích có trong bài viết dưới đây của Trungtamytengabay.vn nhé.
Bệnh trĩ có những triệu chứng gì?
Bệnh trĩ là bệnh có nguyên nhân bắt nguồn từ đường tiêu hóa chủ yếu là do tình trạng táo bón lâu ngày. Khi bị táo bón, việc đại tiện trở nên khó khăn, bạn phải dùng sức rặn nhiều dẫn đến tăng áp lực lên vùng hệu môn và hệ thống tĩnh mạch ở đó.
Giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy khó đi ngoài, phải rặn nhiều, có thể làm nứt rách vùng hậu môn gây ra đau rát khó chịu.
Lâu dần bạn sẽ thấy việc đi đại tiện ngày càng khó khăn, thậm trĩ phân còn có lẫn máu, đau nhức cùng hậu môn, làm khó khăn khi đi đứng hay ngồi. Thi thoảng bạn sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài nhưng ở mức độ này búi trĩ vẫn có thể tụt vào trong.
Nhưng nếu để quá lâu, búi trĩ sa ra ngoài và không thể tụt vào trong được nữa gây ra đau đớn vô cùng cho bệnh nhân, thậm trí còn gây chảy máu nhiều dẫn đến nhiễm trùng nặng.
Bởi vậy bạn cần xác định sớm về tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý để phục hồi tốt nhất.
Tỏi có những tác dụng gì?
Tỏi là một trong những gia vị chính không thể thiếu trong nấu ăn tuy nhiên ít người biết rằng trong tỏi chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng tốt với sức khỏe.
Trong 1 củ tỏi có chứa 6% protein, 23,5% tinh bột, vitamin B1, B2, C, anlixin,… Ăn tỏi giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, ngoài ra anlixin còn là một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm mốc.
Tỏi còn có chứa một số yếu tố vi lượng như: iod, selen,… có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung thư.
Tỏi đã được chứng minh rằng có tác dụng tốt trong việc điều trị cảm cúm, các bệnh về tim mạch: nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, thiếu máu,…, các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm ruột, kiết lỵ, viêm dạ dày, trĩ,…
Tóm lại có thể thấy củ tỏi không chỉ là một loại gia vị bình thường mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời. Dùng tỏi chữa bệnh trĩ đã phát huy toàn bộ tinh hoa của chúng. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi vừa an toàn lại hiệu quả.
Tỏi chữa bệnh trĩ như thế nào?
Anlixin có trong tỏi hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên, chúng có thể dễ dàng đi qua được môi trường acid ở dạ dày mà không bị biến tính. Đến ruột, anlixin bắt đầu phát huy công dụng của mình là tiêu diệt vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn này ăn thức ăn chưa được tiêu hóa hết và sản sinh ra nhiều chất độc cho cơ thể. Vì vậy, có anlixin đường ruột đã được làm sạch, từ đó quá trình hấp thu dưỡng chất và hút nước trở nên trơn tru hơn. Việc này làm cho tính chất phân trở nên mềm hơn, bệnh nhân sẽ không còn bị táo bón như trước.
Ngoài ra, tỏi còn giúp tránh nhiễm trùng ở vùng hậu môn bị nứt rách do bệnh nhân rặn hoặc do sa búi trĩ. Chúng giúp giảm đau, giảm sưng ở vùng hậu môn, giúp cho bệnh nhân sinh hoạt dễ dàng hơn. Tỏi còn có tác dụng hạ huyết áp nên phần nào giảm áp lực ở cách tĩnh mạch vùng hậu môn, chống ứ trệ máu và củng cố thành mạch làm giảm nguy cơ búi trĩ bị sa xuống, giúp phục hồi lại trạng thái ban đầu.
Tỏi thực sự là một loại dược liệu tốt, điều trị trĩ bằng tỏi là một phương pháp hiệu quả, bệnh nhân sẽ mau chóng lấy lại được cuộc sống thoải mái như trước.
Cách sử dụng tỏi để chữa trĩ
Có rất nhiều bài thuốc áp dụng tính chất của tỏi để điều trị bệnh trĩ. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 3 bài thuốc phổ biến và hiệu quả nhất:
Tỏi nướng có tác dụng gì trong việc chữa bệnh trĩ?
Chuẩn bị: vài nhánh tỏi tươi và 1 miếng vải mỏng
Cách làm:
- Đập dập tỏi vừa phải sau đó cho bên chảo xao vàng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn.
- Tỏi sau khi đã xao vàng thì cho vào miếng vải sạch gói lại, chắt lấy phần nước rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng hậu môn.
- Làm như vậy mỗi ngày 1 lần trước khi ngủ bạn sẽ thấy giảm đau rõ rệt vùng hậu môn.
Rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Chuẩn bị: 50g tỏi tươi, 20ml rượu trắng, 1 bình thủy tinh.
Cách làm: Tỏi tươi sau khi đã bóc vỏ, rửa sạch để khô ráo thì đem xay nhuyễn rồi đổ vào bình. Cho rượu vào bình, đậy nắp lại và ủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trong vòng 15 ngày. Sau khi rượu tỏi đã hoàn thành, mỗi ngày bạn uống 2 thìa nhỏ rượu và duy trì ngày 2-3 lần. Chỉ sau một thời gian ngắn, sẽ giảm ngay triệu chứng.
Dùng tỏi kết hợp với hoàng liên
Chuẩn bị: 2 củ tỏi tươi, 15g bột hoàng liên.
Cách làm: Tỏi sau khi đã bóc vỏ, rửa sạch thì bỏ vào chảo xao vàng. Sau khi tỏi đã chín thì xay nát và trộn với bột hoàng liên rồi viên thành từng hạt nhỏ như hạt ngô, bỏ vào lọ dùng dần. Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Sau mỗi bữa ăn chính bạn chỉ uống 1-2 viên với nửa cốc nước, khoảng nửa tháng sau tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Đối với những bệnh nhân bị viêm gan, bị các bệnh về mắt, hoặc đang bị tiêu chảy thì không nên dùng tỏi để chữa bệnh ngay bởi tỏi có tính kích thích khá mạnh có thể làm tình trạng trầm trọng thêm.
Tỏi có thể làm giảm hiệu lực của một số thuốc điều trị HIV/AIDS, hoặc gây ra tương tác với các loại thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu.
Những người bị hôi miệng, hay ợ chua hoặc đang đau bụng thì không nên dùng phương pháp ăn tỏi hoặc uống nước ép tỏi.
Những người có cơ địa dị ứng với tỏi cũng không nên dùng cách này.
Phương pháp dùng tỏi để điều trị bệnh trĩ chỉ có hiệu quả cao khi đó là giai đoạn đầu của bệnh. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng thì nên đến bệnh viện và nghe tư vấn của bác sĩ về phương pháp phẫu thuật.
Trong quá trình điều trị bạn cần hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn có tính nóng hoặc đồ ăn cứng gây ra táo bón, mà nên tích cực ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp xử trí tốt nhất.
Khi nào nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi?
Mặc dù tỏi rất tốt cho cơ thể nhưng liệu pháp điều trị bệnh trĩ bằng tỏi chỉ thực sự hiệu quả cho những người đang ở giai đoạn 1,2. Lúc này bệnh chưa tiến triển quá nặng, tỏi có thể giúp phục hồi tình trạng bệnh.
Đối với những người ở giai đoạn 3 và 4 thì nên thăm hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ để sử dụng thuốc hợp lý hoặc được tư vấn phẫu thuật kịp thời.
Dùng tỏi chữa bệnh trĩ có tốt không?
Tỏi là nguồn dược liệu tự nhiên bởi vậy nó không gây nguy hiểm đến tính mạng, không gây ra các tác dụng phụ. Sử dụng tỏi để chữa trĩ là một liệu pháp an toàn và đảm bảo. Tuy nhiên bạn vẫn cần tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình để lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu.