Nguyên nhân đau xương mu vùng kín ở nam giới và nữ giới? Cách điều trị

Đau xương mu vùng kín là tình trạng không hề hiếm gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là những bà bầu sau sinh và khi đang mang thai.

Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý  khác nhau, sự thờ ơ, cố lờ đi dấu hiệu của bệnh và không thăm khám điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh tiến triển tồi tệ và khó điều trị hơn.

Vậy do đâu mà mọi người bị đau vùng xương mu và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của Tạp chí Trungtamytengabay.vn để tìm câu trả lời.

Xương mu nằm ở đâu?

Thực tế thì nhiều người không hề biết xương mu nằm ở đâu? Do đó một số ít người có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm từ khóa liên quan đến bệnh. Xương mu chính là một phần của xương chậu, nhô cao bên ngoài bộ phận sinh dục nữ.

Ở phía bên trên của xương mu là phần tích tụ của mô mỡ dưới da. Độ cao của vùng xương này sẽ tùy thuộc vào độ dày của mô mỡ ở dưới da.

Sự phát triển của xương mu và bộ phận bao quanh nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tuổi dậy thì. Do số lượng lớn dây nối có tại đây nên cơ thể dễ dàng cảm nhận được các kích thích từ ngoài tác động đến nó.

Khi mọi người xuất hiện tình trạng đau nhói vùng mu thì nên đi khám để điều trị kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.

Nguyên nhân đau xương mu ở bà bầu

Ở phụ nữ mang thai, xương mu hai bên cơ thể hợp lại tạo thành khớp chậu phía trước, nó sẽ giãn nở trong thai kỳ để thích nghi với sự biến đổi của tử cung cũng như khung chậu và sự phát triển của em bé. Do đó mà bà bầu bị đau xương mu là tình trạng mà nhiều người gặp phải.

Các cơn đau xương mu ở bà bầu có tính chất đau âm ỉ, kéo dài; đau có thể từ vùng xương chậu tới đùi, bẹn hay hai bên háng; cũng có khi đau thành cơn ngắn và thoáng qua trong chốc lát. Đau tăng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này đó là:

  • Thay đổi hormone khi mang thai: sự thay đổi của một số hormone sinh dục đặc biệt là progesterone tăng cao trong máu. Điều này dẫn đến sự giãn nở của các khớp xương và khiến xương vùng chậu khó hoạt động dẻo dai, tự nhiên như trước và dẫn đến đau.
  • Phù nề: tình trạng phù nề xuất hiện do thể tích tuần hoàn tăng cao và sự phân bố tập trung vào tuần hoàn nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi khiến cho phần dưới cơ thể xuất hiện phù, gây chèn ép và đau xương mu.
  • Giai đoạn trước và sau cuộc chuyển dạ: khi sắp vào giai đoạn chuyển dạ thai nhi sẽ chuyển dịch trong tử cung và hướng về phía dưới âm đạo khiến xương mu phải chịu 1 áp lực lớn và bị đau. Khi thai nhi lọt qua âm đạo để chào đời cũng khiến mẹ bầu bị đau vùng này.
  • Bà bầu đa thai (thai đôi, thai ba,…) hoặc đa sản (sinh con nhiều lần): đa số họ sẽ có cơ bụng mềm hơn, thai nhi sinh trưởng ở vị trí thấp hơn nên xương mu phải chịu áp lực cao hơn và tình trạng đau sẽ nặng hơn.
  • Do cử động thai nhi: khi bé “hiếu động” ngay từ trong bụng mẹ có thể khiến mẹ bị đau vùng xương mu.
  • Đau xương mu sau sinh: sau sinh chị em vẫn bị đau xương mu là do vận động mạnh, không cung cấp đủ canxi trong và sau thai kỳ và 1 số bệnh lý khác.

Tình trạng đau xương mu ở bà bầu thường gặp và không quá nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên nó có thể gây ra 1 số bất tiện và mẹ bầu có thể tìm cách để cải thiện điều này.

Bên cạnh đó mẹ bầu không được chủ quan, nếu các cơn đau cuối thai kỳ chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung và có kèm dịch nhờn thì cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân đau xương mu vùng kín ở phụ nữ không mang thai

Phụ nữ không mang thai cũng có thể gặp phải tình trạng đau nhói ở vùng kín. Đó có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý sau:

  • Viêm đường tiết niệu: tình trạng viêm nhiễm đường tiểu do vi khuẩn, nấm,…không chỉ gây đau rát, khó khăn đi tiểu mà còn có thể xuất hiện cơn đau nhức vùng xương mu.
  • Viêm bàng quang: một trong những triệu chứng nổi bật của viêm bàng quang là đau xương mu vùng kín, đau vùng bụng dưới và 2 bên lưng, nước tiểu hôi khó chịu và dính máu. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn, biến chứng của điều trị hóa trị, xạ trị hoặc sử dụng thuốc gây kích ứng.
  • Viêm tại vùng chậu: đau xương mu khớp háng hay đau bụng dưới, 2 bên khung chậu do nhiễm trùng xảy ra tại tử cung, buồng trứng hoặc vòi trứng.
  • Một số bệnh: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, bệnh giang mai và 1 số bệnh tình dục khác có thể dẫn đến viêm loét, nổi mụn và gây đau nhói xương mu vùng kín.
  • Tình trạng viêm nang lông hay rận mu sống kí sinh tại chân lông có thể gây ngứa ngáy, trầy xước da và dẫn đến đau ở khu vực này.

Nguyên nhân đau nhói vùng mu ở nam giới

Đau nhói vùng mu ở nam giới ngoài các nguyên nhân do chấn thương, va đập mạnh khi lao động nặng thì đó còn là triệu chứng phổ biến xuất hiện trong các bệnh lý mà nam giới có thể mắc phải sau đây:

  • Viêm tuyến tiền liệt: nguyên nhân gây viêm có thể do virus, vi khuẩn,… Đi kèm với tình trạng đau vùng mu âm ỉ kéo dài là đi tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, nước tiểu có mủ hoặc máu,…Khi bệnh chuyển sang mãn tính sẽ ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, thận, niệu quản và khả năng sinh sản ở nam giới.
  • Các bệnh đường tiết niệu như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang,…cũng sẽ gặp phải triệu chứng đau nhức vùng mu
  • Viêm tinh hoàn: viêm nhiễm sẽ khiến vùng kín nam giới xuất hiện các triệu chứng: đau nhức vùng mu rồi lan dần đến háng, bẹn, sưng tinh hoàn, da bìu tấy đỏ,…
  • Xoắn tinh hoàn làm thừng tinh bị xoắn gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu dẫn đến sưng, đỏ, đau tức tinh hoàn, bìu rồi lan dần sang vùng mu.

Do đau xương mu vùng kín là dấu hiệu không quá điển hình và nó có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý. Do đó mà khi thấy có những dấu hiệu đau nhức tại vùng này, mọi người nên đến bệnh viện để được thăm khám tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị đau xương mu ở vùng kín hiệu quả

Với phụ nữ mang thai

Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai và không quá nguy hiểm. Sau khi đã thăm khám và kiểm tra mà bạn không bị mắc phải các bệnh lý và không cần điều trị nội khoa thì có thể áp dụng 1 số phương pháp để cải thiện tình trạng này:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá sức, không hoạt động thể thao nặng nề, khi thấy dấu hiệu đau tức cửa mình nên nghỉ ngơi ngay.
  • Không nên ngồi lâu, cố định một tư thế, không ngồi xổm hoặc khom lưng nên ngồi thẳng lưng và tựa gối. Nên nằm nghiêng và hạn chế tư thế đứng.
  • Luyện tập yoga hay các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với phụ nữ mang thai để hệ cơ xương khớp thêm chắc khỏe.
  • Bổ sung thêm canxi để đáp ứng nhu cầu cung cấp canxi cho bé và giữ cho xương của mẹ được chắc, khỏe.
  • Không nên mang giày cao gót: để giảm trọng lượng cơ thể tập trung xuống phần dưới để tránh đau xương mu và hạn chế nguy cơ té ngã tác động nên vùng xương này.

Điều trị đau xương mu sau sinh

Tình trạng đau buốt vùng xương mu sau sinh có thể khiến chị em gặp phải nhiều rắc rối như: suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày; khiến chị em giảm ham muốn trong chuyện chăn gối đe dọa đến hạnh phúc hôn nhân.

Nếu tình trạng đau kéo dài không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng và chức năng sinh sản của chị em.

Dó đó các mẹ bầu sau sinh khi gặp phải tình trạng này cần lưu ý một số liệu pháp chữa trị được các bác sĩ chỉ định như sau:

  • Bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm để kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh và đưa ra hướng điều trị hợp lý
  • Điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn. Tùy từng tình trạng bệnh lý bạn gặp phải bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc cụ thể cho người bệnh. Với tình trạng viêm do vi khuẩn sẽ sử dụng thuốc kháng khuẩn để điều trị và có thể kết hợp thuốc giảm đau khác.
  • Chữa đau bằng vật lý trị liệu: bằng việc các bác sĩ sẽ tiến hành xoa bóp, bấm huyệt, hay điều trị bằng phương pháp ngoại khoa và bước sóng công nghệ cao.
  • Thủ thuật ngoại khoa: sẽ áp dụng cho bệnh viêm nhiễm phụ khoa mãn tính như bệnh lý tử cung, buồng trứng,… cần có sự can thiệp phụ khoa để trị dứt điểm bệnh.

Phụ nữ không mang thai

Với phụ nữ không mang thai khi có dấu hiệu của đau nhức vùng xương mu thì bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra cụ thể.

Khi đó các bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm để tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho tình trạng bạn gặp phải.

Các biện pháp chữa bệnh với trường hợp đau xương mu vùng kín nữ giới cũng sẽ được điều trị tương tự như tình trạng đau xương mu sau sinh: điều trị nội khoa với thuốc, can thiệp ngoại khoa và vật lý trị liệu.

Điều trị đau xương mu ở nam giới

Với dấu hiệu đau xương mu ở nam giới do chấn thương nhẹ hoặc đang trong thời kỳ đầu các bệnh lý nam khoa sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc hỗ trợ giảm đau phù hợp.

Để việc điều trị đạt hiệu quả và bệnh nhanh khỏi thì bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kịp thời quan sát và thăm khám bác sĩ khi thấy dấu hiệu của bệnh.

Đồng thời trong quá trình điều trị cần thực hiện lối sống lành mạnh, tránh các công việc nặng nhọc, hạn chế quan hệ tình dục và vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là đối với trường hợp mắc các bệnh lý phụ khoa do viêm nhiễm.

Bài viết liên quan