Đi ngoài ra máu hiện đang là một trong những tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Nhiều người nghĩ rằng đây là một tình trạng bình thường nhưng bạn không nên chủ quan với triệu chứng này. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý về hậu môn, trực tràng và có thể gây nguy hiểm với tính mạng.
Chính vì thế, bạn và gia đình cần có những hiểu biết rõ hơn về tình trạng này. Bài viết dưới đây, Trungtamytengabay.vn sẽ tổng hợp tất tần tật những điều cần biết về đi ngoài ra máu.
Triệu chứng đi cầu ra máu – Hiện tượng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu (đại tiện ra máu) thường rất dễ nhận biết. Nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây chứng tỏ bạn đã bị tình trạng này:
- Thường xuyên đau rát hậu môn, ngứa ngáy hậu môn.
- Sau khi đại tiện, có máu lẫn trong phân.
- Có máu chảy trong lúc đi đại tiện, thành từng giọt hoặc là thành từng tia.
- Phát hiện có máu dính trên giấy vệ sinh.
- Đặc biệt nghiêm trọng: ở một số trường hợp, sau khi đi đại tiện, máu chảy máu không dứt.
Đi ngoài (đại tiện, ỉa) ra máu là bệnh gì?
Với mỗi một đối tượng, màu của máu có thể là khác nhau. Có thể làm đỏ tươi, đỏ thẫm thậm chí là thâm đen. Do đó, khi tìm hiểu về đại tiện ra máu, người ta thường chia làm 2 loại:
- Đi ngoài ra máu tươi.
- Đi ngoài ra máu đen.
Màu của máu được quyết định bởi 2 yếu tố sau đây:
- Bộ phận mắc bệnh bị chảy máu.
- Lượng máu bị chảy ra và thời gian máu đọng.
Nhưng dù màu của máu là màu gì đi chăng nữa, người bệnh cũng không nên chủ quan. Bởi các bác sĩ đã nhận định rằng, đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu liên quan đến rất nhiều các loại bệnh lý, nhất là ung thư trực tràng và ung thư dạ dày. Đây đều là những căn bệnh quái ác và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người.
Đi cầu ra máu đen là bệnh gì?
Theo như các bác sĩ chia sẻ, đi cầu ra máu đen có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Trĩ.
- Viêm loét dạ dày.
- Nứt kẽ hậu môn.
- Polyd đại trực tràng.
- Ung thư trực tràng .
- Các bệnh về đường tiêu hóa.
- Viêm kết tràng.
Cụ thể của từng bệnh như thế nào, sẽ được nói đến rõ hơn trong những phần sau.
Đi ngoài (đi cầu) ra máu tươi là bệnh gì?
Các bệnh lý đã liệt kê trong mục bên trên cũng có triệu chứng là đi ngoài ra máu đỏ tươi, ngoài ra còn bổ sung thêm 2 bệnh lý nữa, đó là Ung thư dạ dày và viêm loét đại trực tràng.
Xét về mức độ thì đi ngoài ra máu tươi xuất hiện khi bệnh đã trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe.
Đi ngoài ra máu và chất nhầy
Đi ngoài ra máu và chất nhầy cũng là một trong những tình trạng hay gặp. Như đã biết cơ thể mỗi người sẽ sản xuất ra một lượng chất nhầy vừa đủ, đi ra ngoài cùng phân mà mắt thường không thể nhận biết được. Nhưng khi lượng chất nhầy này quá nhiều và mắt thường có thể nhìn thấy, lẫn trong phân và máu thì đó chính là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Đi nặng ra máu đặc bị bệnh gì?
Đối với bệnh polyd trực tràng, thỉnh thoảng bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các cục máu đông, hay còn gọi là máu đặc đào thải ra ngoài cùng phân với một lượng ít hay nhiều tùy vào tình trạng bệnh. Đây cũng có thể coi là dấu hiệu điển hình giúp nhận biết căn bệnh này.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có nguy hiểm?
Đây là câu hỏi cũng khá nhiều người thắc mắc. Và câu trả lời từ phía các bác sĩ, đó là có nguy hiểm!
Dưới đây sẽ phân tích cho bạn rõ hơn những điều có thể xảy ra khi bị đi ngoài ra máu:
Đi cầu ra máu tươi ảnh hưởng sinh hoạt
Đại tiện ra máu tươi nhưng lại không mang đến cảm giác đau tưởng không có hại nhưng lại rất nguy hiểm. Bởi đấy có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, làm cho người bệnh suy sụp tâm lý tinh thần.
Người bệnh luôn sống trong cảm giác lo sợ bất an và mệt mỏi. Và từ đó sẽ giảm suy giảm chất lượng cuộc sống, không chỉ của bạn mà sẽ là cả gia đình bạn.
Đi đại tiện ra máu tươi dẫn tới thiếu máu trầm trọng
Khi tình trạng đi nặng ra máu kéo dài thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy khác mà người bệnh không thể lường trước được. Trong đó có tình trạng thiếu máu trầm trọng.
Tình trạng này hay gặp nhất ở những người bị bệnh trĩ giai đoạn nặng, khiến cho cơ thể xanh xao, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ. Điều này sẽ gây nguy hiểm đối với người bệnh khi tham gia giao thông hay phải làm việc ở trên cao.
Đối với phụ nữ có thai, tình trạng thiếu máu sẽ làm tăng suy nhược cơ thể, khiến cho thai nhi kém phát triển, và thậm chí có thể dẫn tới tình trạng sảy thai, thai lưu, hay sinh non.
Đi vệ sinh ra máu ảnh hưởng đời sống tình dục
Có thể bạn không ngờ đến, đi ngoài ra máu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chăn gối vợ chồng, đến quan hệ tình dục hàng ngày.
Hầu hết những người bị đi ngoài ra máu đều có chia sẻ rằng, họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không có nhu cầu làm “chuyện ấy”, không còn những ham muốn về thể xác, tinh thần.
Lý do dẫn tới tình trạng này là do người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, ngứa rát mỗi khi quan hệ tình dục. Từ đó, họ dần dần hình thành nên tâm lý sợ chuyện chăn gối, lảng tránh hay từ chối bạn giường. Chính những điều này đã làm suy giảm đời sống tình dục, rạn nứt quan hệ vợ chồng và đe dọa đến hôn nhân, hạnh phúc gia đình.
Đi ị ra máu làm suy giảm sức đề kháng
Có thể bạn hơi bất ngờ, nhưng hãy dành ra một ít phút và suy nghĩ. Một người có sức khỏe không ổn định, lại phải đối mặt với vấn đề mất máu do đi ngoài gây ra thì liệu có đủ sức đề kháng để có thể chống chọi lại bệnh tật, virus vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập hay không?
Rồi từ việc suy giảm sức đề kháng người bệnh sẽ dễ dàng mắc phải nhiều căn bệnh khác nữa, mà điển hình là các căn bệnh xã hội như lao, giang mai, sùi mào gà,…
Nguyên nhân đi ngoài (đi cầu) ra máu
Như đã nói ở trên, đi ngoài ra máu liên quan nhiều đến các bệnh lý về hậu môn, trực tràng. Dưới đây là những thống kê về các bệnh lý có liên quan đến và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Bị táo bón đi ngoài ra máu
Với những trường hợp đi ngoài ra máu nhẹ thì rất có thể bạn đang bị táo bón. Táo bón tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Táo bón sẽ khiến cho người bệnh lo lắng, bất an, luôn cảm thấy khó chịu trong người vì muốn đi ngoài và cũng không thể đi được.
Táo bón thường xuất hiện ở những đối tượng ăn uống thiếu khoa học như:
- Không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Thường xuyên ăn nhiều đồ cay nóng và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
- Các món ăn thiếu chất xơ, ít ăn các loại rau và hoa quả.
Ngoài ra, táo bón cũng thường thấy ở các đối tượng thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động; do các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc tác dụng phụ của thuốc…
Việc đi đại tiện như một cơn ác mộng đối với những người bị táo bón. Để có thể đào thải phân ra ngoài cơ thể, người bệnh phải rặn rất là mạnh trong nhiều giờ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương các tĩnh mạch hậu môn. Và khi các tĩnh mạch này bị căng giãn quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng máu chảy ra ngoài cùng phân, hay còn gọi là đi ngoài ra máu.
Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi
Có thể bạn không biết, táo bón chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan với triệu chứng này, vì rất có thể bạn đang mắc bệnh trĩ. Khi các triệu chứng về đi ngoài ra máu càng ngày càng xuất hiện nhiều, thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn kịp thời.
Bệnh trĩ cũng được các chuyên gia đánh giá là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Trĩ được hình thành do sự phình đại tĩnh mạch ở các mô bao quanh hậu môn, do sự co giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ hay còn gọi là búi trĩ.
Ban đầu khi bị bệnh trĩ, người bệnh sẽ thấy một vài đốm máu có lẫn trong phân, các đốm máu này sẽ càng ngày càng nhiều, bệnh chuyển sang thể nặng hơn. Thậm chí máu có thể chảy thành từng tia, từng dòng. Đi kèm với tình trạng này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn.
Đừng thờ ơ với căn bệnh này, nó có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác mà bạn không thể lường được, thậm chí là gây hoại tử hậu môn, ung thư trực tràng.
Nứt kẽ hậu môn đại tiện ra máu
Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng đi ngoài ra máu của bạn ngày càng diễn biến nặng hơn.
Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi người bệnh bị táo bón kéo dài và không có biện pháp điều trị. Do rặn quá mạnh trong quá trình đi đại tiện khiến cho hậu môn của bạn bị tổn thương, viêm, sưng và dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn của những triệu chứng điển hình như sau: chảy máu vùng hậu môn khi đi ngoài là điển hình, tiếp đó là đau rát hậu môn và thậm chí, chảy máu ngay cả khi không đi đại tiện. Những điều này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ sệt, bất an, không dám ăn uống vì sợ cảm giác đau đớn đến tột cùng mỗi lần đi ngoài.
Đi ỉa ra máu do polyd trực tràng và đại tràng
Đi đại tiện ra máu cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh polyd trực tràng, đại tràng. Căn bệnh này cũng khá đặc biệt và khó phát hiện, vì ngoài triệu chứng trên, người bệnh không còn bất kỳ triệu chứng nào ở vùng hậu môn.
Polyd là một khối u lành ở trong ống hậu môn và khi không được điều trị kịp thời thì các khối u đấy sẽ trở thành u ác tính và là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ung thư trực tràng.
Ngoài ra, khi không được phát hiện kịp thời bạn có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu, cùng với đó là những cơn chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể xanh xao, nhợt nhạt người lúc nào cũng thiếu sức sống, không thể làm việc gì.
Phương pháp phát hiện Polyp trực tràng là thông qua nội soi hậu môn trực tràng. Và để điều trị bệnh này chỉ có một phương pháp duy nhất là cắt bỏ.
Đi nặng ra máu do Viêm loét đại trực tràng
Đi ngoài ra máu, đừng chủ quan và cũng đừng coi thường. Bởi đây cũng là một trong những triệu chứng của viêm loét đại trực tràng.
Các bác sĩ cho rằng viêm loét đại trực tràng là một căn bệnh hiếm gặp và rất khó điều trị. Và thậm chí nó còn rất dễ biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Triệu chứng cơ bản và điển hình của viêm loét đại trực tràng là đi ngoài ra máu cùng với chất nhầy. Hãy thật chú ý và phát hiện sớm tình trạng này để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đi vệ sinh ra máu do ung thư trực tràng
Theo thống kê, có khoảng 60% các bệnh nhân bị ung thư trực tràng đều có biểu hiện chung là đi ngoài ra máu. Đây được coi là một trong những triệu chứng sớm nhất và điển hình của căn bệnh quái ác này.
Ung thư trực tràng thuộc các bệnh lý ung thư về đường tiêu hóa, ước tính đến năm 2020 sẽ có tới 24.000 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư trực tràng thường gặp phổ biến nhất ở đối tượng là người cao tuổi. Sau khi thăm khám nội soi sẽ phát hiện các khối u bên trong trực tràng và biểu hiện là đi ngoài ra máu.
Cần phải nhấn mạnh một điều, đây là căn bệnh nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Vì vậy, khi được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Ngược lại, khi điều trị muộn sẽ không còn khả năng chữa trị và dẫn tới tử vong.
Đi tiêu ra máu do ung thư dạ dày
Đi ngoài ra máu cùng phân cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng này thường chỉ gặp ở những bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn, khi khối u đã phát triển, trở nên to lớn rồi vỡ ra, gây hoại tử.
Trẻ em đi ngoài ra máu
Đối với một số trẻ nhỏ, có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, có màu đỏ thẫm, màu đen hoặc có lẫn máu tươi. Đôi khi, còn có thể là màu hồng cùng với chất nhầy.
Khi xuất hiện tình trạng này, trẻ thường đi kèm với một số triệu chứng như: đau quặn vùng bụng, hậu môn bị sưng nóng, chán ăn, hay buồn nôn, cảm thấy mệt mỏi…
Khi trẻ gặp phải các triệu chứng này, các ông bố bà mẹ không nên coi thường, chủ quan hay lơ là. Bởi nếu không được phát hiện kịp thời và kéo dài tình trạng này, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là tổng hợp một số bệnh trẻ em có thể mắc phải có triệu chứng này:
Bé đi cầu ra máu do bệnh kiết lỵ
Một trong các triệu chứng của bệnh kiết lỵ chính là tiêu chảy kèm đi ngoài ra máu. Bệnh kiết lỵ hình thành khi đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng do các yếu tố như: virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và ký sinh trùng. Amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Enterobacteria shigella chính là nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này.
Khi bệnh kiết lỵ không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới tử vong do các yếu tố trên xâm nhập vào máu.
Bên cạnh biểu hiện điển hình trên, trẻ còn có thêm những biểu hiện khác như: đi đại tiện thường xuyên, nhiều lần (4 lần trở lên), phân có lẫn với dịch nhầy, quấy khóc khi đi ngoài…
Trẻ đi cầu ra máu do Polyd đại tràng, trực tràng
Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở người lớn nhưng vẫn thấy xuất hiện một số trường hợp ở trẻ em. Ở trẻ em thường có 2 dạng polyd là: polyd viêm và polyd tăng sản. Thật may mắn là cả 2 dạng này đều chưa thấy phát hiện chuyển biến thành khối u ác tính.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này của trẻ em có thể là do ăn nhiều chất béo, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thịt đỏ và ít ăn các loại rau củ quả.
Cũng giống như ở người lớn, phần lớn polyp đại trực tràng thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Tuy nhiên, khi kích thước của nó tăng lên thì bạn có để thấy được phân của trẻ có lẫn máu hoặc bị chảy máu ở đại tràng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hậu môn của trẻ có thể tiết ra muối và nước gây tiêu hóa kéo dài ở trẻ. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm giảm hàm lượng kali và dẫn đến mất cân bằng điện giải.
Đặc biệt, trẻ có thể phải chịu đựng những cơn đau bụng dữ dội do tắc ruột. Vì vậy khi phát hiện thấy các biểu hiện trên cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh ị ra máu do thiếu Vitamin K
Vitamin K là một trong những thành phần có vai trò trong việc hỗ trợ đông máu. Một loại Protein đặc hiệu do Vitamin K sản xuất ra có vai trò đẩy nhanh quá trình đông máu và hạn chế xuất huyết cao ngoài.
Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay còn gọi là trẻ sơ sinh, do nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ, vì vậy trẻ có thể bị tình trạng thiếu hụt Vitamin K và dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu.
Đau bụng đi cầu ra máu – Tiêu chảy đi ngoài ra máu
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy là do nhiễm khuẩn. Các tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là vi khuẩn Clostridium, Salmonella, tụ cầu,…
Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn ngoài xảy ra ở trẻ nhỏ thì có thể xảy ra ở cả người già, vì đây là nhóm những đối tượng có hệ miễn dịch bị suy yếu. Người bị tiêu chảy thường có biểu hiện chung là đi ngoài nhiều lần trong ngày, trong phân có thể kèm theo máu và dịch nhầy, có mùi hôi tanh khó chịu.
Tiêu chảy cũng khiến cho trẻ em sẽ nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn và hạ thân nhiệt
Tại sao đi cầu ra máu – Lồng ruột cấp tính
Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn từ 4 đến 9 tháng tuổi. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào phần không trong không gian bên trong của đoạn ruột gần kề với nó.
Khi không được điều trị, khắc phục kịp thời lồng ruột có thể dẫn tới tắc ruột và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Triệu chứng cơ bản nhất của loại bệnh lý này là bị đau bụng dữ dội. Trẻ nhỏ sẽ có xu hướng dẫn người lười ăn, lười vận động và thường xuyên khóc thét.
Tiếp theo đó có thể dẫn tới nôn mửa và đi ngoài ra chất nhầy cùng máu. Triệu chứng này thường được xảy ra sau 24h kể từ thời điểm bệnh khởi phát.
Trẻ đi cầu ra máu là bị gì – Viêm túi thừa
Khi một phần của đại tràng của trẻ bị giãn ra, phồng và tạo nên các túi nhỏ bên trong sẽ dẫn tới tình trạng viêm túi thừa. Các túi này sẽ ngày càng có xu hướng viêm, đỏ và có thể gây đau đớn cho trẻ.
Biểu hiện hay gặp nhất của tình trạng này là đau quặn bụng, nôn mửa, chướng bụng, ớn lạnh, táo bón hoặc tiêu chảy. Và khi các túi thừa này bị loét, trẻ sẽ có hiện tượng đi ngoài ra máu cùng chất nhầy.
Ỉa ra máu do viêm đường mật
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà đường mật của trẻ có thể bị viêm, nhiễm vi khuẩn và dẫn tới tình trạng viêm đường mật.
Khi bị viêm đường mật trẻ đường có các biểu hiện như đau hạ sườn, buồn nôn, rét sốt, ngứa toàn thân, khó tiêu, nước tiểu vàng.
Khi viêm đường mật không được phát hiện sớm và điều kiện trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: chảy máu đường mật, nhiễm khuẩn máu, viêm gan và đặc biệt là: đi ngoài ra máu, ngất xỉu, co giật.
Đi ị ra máu do bệnh Crohn
Đây là một dạng của viêm đường mật và có tính chất di truyền cao. Khi các mô sâu bên trong của ruột bị viêm sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy cấp, đau bụng, mệt mỏi, suy dinh dưỡng và từ đó sẽ dẫn đến bệnh Crohn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, mô ruột của trẻ có thể bị loét và gây ra xuất huyết.
Đi vệ sinh nặng ra máu do viêm đại tràng amip
Đây là tình trạng nhiễm trùng ở vùng đại tràng do nguyên sinh động vật hay còn gọi là amip gây ra. Thông qua đường ăn uống, nhất là đối với các thực phẩm tươi sống như trái cây, rau xanh, cá hồi, Amip có thể xâm nhập vào đường ruột của trẻ nhỏ và gây bệnh.
Khi gặp bệnh lý này trẻ có thể có một số biểu hiện lâm sàng như: đau bụng, mót rặn nhưng lại không thể đi ngoài được. Sau đó một khoảng thời gian ngắn trẻ có thể đi ngoài được nhưng sẽ phát hiện thấy trong phân có lẫn chất nhầy cùng với máu.
Viêm đại tràng amip thường không gây sốt nhưng không được điều trị dứt điểm để đường dễ chuyển biến thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng khác.
Đi ỉa ra máu tươi do ăn dặm không đúng cách
Thường xảy ra ở giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi do đây là lúc trẻ bắt đầu tập làm quen với các loại thực phẩm và ăn dặm.
Nếu cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, ngũ cốc, hải sản mà ít bổ sung thêm rau, trẻ sẽ có nguy cơ bị tổn thương trực tràng và dẫn tới đi ngoài ra máu.
Trẻ em nhất là trong độ tuổi sơ sinh có đường ruột nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn người lớn. Chính vì thế khi bị thiếu hụt chất xơ làm cho chất thải cứng sẽ dẫn tới đường ruột của trẻ bị tổn thương và chảy máu.
Đi đại tiện ra máu do bệnh trĩ
Hơi buồn cười nhưng có thể bạn không biết trẻ con cũng có thể mắc bệnh trĩ đấy.
Cũng giống như người lớn, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới hình thành nên bệnh trĩ ở trẻ nhỏ là do tình trạng táo bón lâu ngày ngày.
Khi bị trĩ, trẻ thường xuyên cảm thấy đau rát vùng hậu môn và khó khăn trong việc đi đại tiện, đồng thời trong phân của trẻ cũng có thể lẫn với máu.
Đại tiện ra máu do thương hàn
Nguyên nhân dẫn tới bệnh thương hàn là do nhiễm trùng cơ quan tiêu hóa do vi trùng Salmonella enterica Typhi gây ra.
Đây là một loại vi trùng có khả năng sinh sống và phát triển bên trong đường ruột có khả năng thay đổi cấu trúc sinh lý để tránh lại tác động của các tụ bạch cầu. Nhờ đó mà loại vi trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào nội môi và lây lan khắp cơ thể gây nên bệnh thương hàn.
Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị bệnh lý này là thân nhiệt tăng cao bất thường (>40°C), ban sát, tiêu chảy kèm theo máu và đổ mồ hôi bất thường.
Bà bầu đi ngoài ra máu
Đây cũng là một trong những vấn đề mà bà bầu thường hay gặp phải trong quá trình mang thai. Và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này là do đang gặp vấn đề về hậu môn, trực tràng.
Dưới sức nặng của thai nhi, chế độ ăn uống không điều độ, chế độ sinh hoạt không hợp lý có thể khiến cho các bà bầu dễ lâm vào tình trạng này.
Đi ngoài ra máu ở bà bầu cũng cảnh báo những vấn đề liên quan đến sức khỏe sau đây:
- Bệnh trĩ.
- Táo bón.
- Nứt kẽ hậu môn.
- Chảy máu trực tràng.
Về triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm của các bệnh lý này thì giống với những phần đã nêu ở trên.
Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không?
Câu trả lời cho vấn đề này là có. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu mà nó còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Khi tình trạng đi ngoài ra máu chỉ diễn ra trong khoảng 1, 2 ngày rồi chấm dứt thì hoàn toàn là bình thường và không có gì đáng lo ngại. Nhưng, khi tình trạng này đã kéo dài trong một khoảng thời gian thì sẽ dẫn tới nhiều phát sinh và các bệnh lý như đã kể trên.
Khi máu ngày càng có xu hướng ra nhiều và kéo dài sẽ khiến cho các bà bầu đối mặt với tính trạng thiếu máu, mệt mỏi, bất an, lo lắng. Lúc này, lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ không đủ để cung cấp cho sự phát triển cần thiết của thai nhi, dẫn tới trẻ sinh ra bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Đặc biệt, táo bón trong những tuần đầu mang thai là rất nguy hiểm. Bởi lẽ, lúc này thai nhi chưa được bám chắc vào tử cung. Việc bạn cố gắng đi đại tiện có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai rất cao.
Và sẽ càng nghiêm trọng hơn nữa khi bà bầu gặp phải bệnh lý chảy máu trực tràng. Việc bạn cần làm lúc này là đến ngay bệnh viện để kiểm tra và phát hiện bệnh lý. Để càng lâu thì sẽ xuất hiện càng nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Cách xử lý cho bà bầu bị đi ngoài ra máu
Đối với các bà bầu, các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo nên làm giảm áp lực cho vùng bụng. Việc làm này sẽ giúp cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn, từ đó làm giảm nguy cơ đi ngoài ra máu khi tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương.
Để làm được việc này, các bà bầu có thể ngồi xổm khi đi vệ sinh, thực hiện một vài động tác vận động nhẹ nhàng và tránh ngồi một chỗ quá lâu. Yoga, đi bộ,… chính là thứ mà các bà mẹ tương lai nên quan tâm đến trong thời kỳ này.
Đi ngoài ra máu tươi sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh thường bị đi ngoài ra máu tươi. Đi ngoài ra máu tươi ở phụ nữ sau khi sinh có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em, nhất là sau khi sinh mổ.
Hãy cùng đọc những tổng hợp dưới đây và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến từ tình trạng này cũng như mức độ nguy hiểm của nó.
Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi sau sinh
Theo như các bác sĩ chia sẻ, hiện tượng phụ nữ bị đi ngoài ra máu sau khi sinh là hậu quả của một số nguyên nhân trong quá trình mang thai và sinh con.
Dưới sự thay đổi của nội tiết tố, áp lực của thai nhi lên vùng bụng và hàm lượng canxi, sắt, các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng lên và có thể dẫn tới táo bón hay trĩ, từ đó khiến cho phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đi đậu tiện.
Tuy nhiên những thay đổi này sau khi sinh không phải trong một thoáng chốc là có thể cải thiện và chấm dứt được. Vì vậy, tình trạng này hiện nay trở nên khá phổ biến đối với các bà mẹ trẻ.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình sinh nở, tử cung của người mẹ được mở to, người mẹ phải gồng lên và sử dụng hết sức lực để đẩy thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, việc gồng không đúng cách lại khiến cho các búi trĩ dễ bị sa ra ngoài, dẫn tới tình trạng sa búi trĩ và từ đó đi ngoài ra máu.
Việc kiêng cữ của các sản phụ cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến tình trạng này. Trong khoảng thời gian này, các bà mẹ thường ít vận động đi lại, ăn thức ăn chứa nhiều thịt, ít rau xanh, chế độ dinh dưỡng không cân bằng và hậu quả là dẫn tới ăn không tiêu, táo bón.
Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình sinh nở cũng có tác dụng gây ảnh hưởng đến đường ruột và dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu.
Đi cầu ra máu tươi nhiều sau sinh có nguy hiểm?
Như đã nói trong những phần trên, khi tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài lâu ngày, không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến cho các bà mẹ thường xuyên mệt mỏi, chán nản, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần.
Chính vì thế, sau khi sinh, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào cần phải bình tĩnh xác định nguyên nhân, đi thăm khám để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Theo thống kê, táo bón hiện đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu của phụ nữ sau khi sinh. Do đó, việc ăn uống điều độ, khoa học kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia
Đây là câu hỏi mà rất nhiều đấng mày râu thắc mắc. Họ thường rất hoang mang khi thấy phân của mình có lẫn chút máu sau khi uống rượu bia. Vậy tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân nào và có gây nguy hiểm đối với sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia
Rượu bia vốn là thức uống kích thích không có lợi cho sức khỏe. Khi sử dụng thường xuyên, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
Rượu bia được xếp vào nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và đi kèm với nó là những biểu hiện, triệu chứng khác, trong đó có táo bón và đi ngoài ra máu.
Để giải thích cho tình trạng này, chúng ta có thể liên hệ với một chút kiến thức về hóa học. Như đã biết, thành phần không thể thiếu trong rượu bia là Ethanol, khi chất này đi vào trong cơ thể sẽ được biến đổi thành acetaldehyde. Đây là một trong những chất có thể gây kích ứng mạnh lên niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa.
Biểu hiện thường thấy của những người thường xuyên uống rượu bia là nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, đau đầu. Và nặng hơn, một số người còn phát hiện ra thấy máu và chất nhầy ở trong phân.
Tất cả những triệu chứng trên là do cơ quan niêm mạc tiêu hóa của bạn bị tổn thương, dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ thường xuyên nôn mửa sau khi uống rượu bia. Và chính điều này đã khiến cho niêm mạc dạ dày ruột của bạn bị kích ứng, tổn thương và dẫn tới tình trạng nôn ra máu, đi ngoài ra máu hay phân có màu đen.
Nếu không dừng lại việc sử dụng các chất kích thích này thì hiện tượng xuất huyết dạ dày sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Không chỉ dừng lại ở việc nôn hay đi ngoài ra máu mà nghiêm trọng hơn là bạn sẽ bị thiếu máu, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt và tình trạng xuất huyết nặng hơn.
Bên cạnh nguyên nhân do rối loạn hệ tiêu hóa thì còn có những nguyên nhân khác cũng dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia. Đó có thể là do bạn đang gặp một số bệnh lý về hậu môn và trực tràng như:
- Bệnh trĩ.
- Viêm loét đại trực tràng.
- Polyd trực tràng.
- Nứt kẽ hậu môn.
- Ung thư đại trực tràng.
Đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không?
Khi phát hiện mình bị đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia và tình trạng này thường xuyên xuất hiện thì bạn nên hết sức cẩn trọng.
Như đã nói ở trên, đây có thể là một trong các triệu chứng, dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đến hậu môn và trực tràng, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của chính bạn.
Mức độ nguy hiểm của tình trạng này đối với từng bệnh lý là khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát và ít gây biến chứng nghiêm trọng nếu như được bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Nếu để mặc cho tình trạng này phát triển và không có bất kỳ biện pháp điều trị nào thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng con người. Đặc biệt là đối với bệnh ung thư đại tràng, khi không được phát hiện sớm và kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và có tỷ lệ tử vong rất cao.
Như vậy, đối với những người hay sử dụng rượu bia, khi phát hiện ra mình bị đi ngoài ra máu, bạn cần ngưng sử dụng các chất kích thích này ngay trước khi quá muộn. Hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán bệnh một cách chính xác, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Đi cầu ra máu phải làm sao?
Khi phát hiện ra mình có những dấu hiệu của đi ngoài ra máu bạn cần phải làm gì? Để giúp cho bạn cảm thấy bớt lo lắng và yên tâm hơn, dưới đây là những lưu ý đối với những người đi ngoài ra máu:
- Tuyệt đối không được tự chẩn đoán và thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà, bởi bạn chưa thực sự biết mình đang bị mắc bệnh thế nào và rất có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng khi thực hiện các biện pháp dân gian như bôi hay đắp thuốc.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện để tránh tình trạng viêm nhiễm phát triển.
- Chủ động đi đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia, bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán bệnh một cách chính xác càng sớm càng tốt để có phương hướng điều trị kịp thời.
- Cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và thường xuyên đi tái khám.
Những lưu ý trên được áp dụng đối với tất cả mọi đối tượng, kể cả trẻ em, người hay sử dụng rượu bia, bà bầu và phụ nữ sau khi sinh. Và để bảo đảm sức khỏe, những đối tượng đặc biệt này cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt nhất khe hơn một chút so với người bình thường.
Cách chữa bệnh đi ngoài ra máu
Nhằm hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu, bạn cần xuất phát từ nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp hình thành ra nó, đó chính là táo bón.
Chính vì lý do đó dưới đây bài viết đã tổng hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt thích hợp, giúp cho bạn tránh được tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả.
Đi ngoài ra máu nên ăn gì?
Nhằm hạn chế tình trạng táo bón cũng như hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu, bạn cần:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường ăn các loại rau củ, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị đi ngoài ra máu, các bác sĩ chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên hạn chế hoặc tránh xa các loại thực phẩm sau đây:
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, bơ, pho mát do lượng đường lactose có trong sữa sẽ làm cho bạn tăng cảm giác chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
- Socola sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm co thắt cơ bắp nhu động ruột và làm gia tăng hiện tượng táo báo. Chính vì vậy, bạn cũng cần hạn chế ăn nó.
- Không nên ăn đồ cay nóng và sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, cafe, thuốc lá…vì chúng sẽ làm cho phân dễ khô hơn, giảm nhu động ruột, dễ dẫn tới táo bón và đi ngoài ra máu.
- Thức ăn tinh chế, thức ăn nhanh hay thức ăn dạng lỏng (cháo, súp) có chứa một số thành phần có dụng không tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy bạn cần kiêng ăn hoặc hạn chế ăn chúng.
- Các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò, thịt trâu… cũng không cần ăn quá nhiều, vì chúng chứa các sợi protein có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây táo bón.
Cách chữa đi đại tiện ra máu nhờ chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, hợp lý cũng sẽ giúp phần nào trong việc giảm bớt tình trạng đi ngoài ra máu. Cụ thể như sau:
- Thiết lập thói quen đi đại tiện đúng giờ: sau khi tiến hành các nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, buổi sáng sau khi trước sẽ là khoảng thời gian phù hợp nhất để bạn đi đại tiện. Việc làm này sẽ giúp cho bạn làm giảm áp lực của trực tràng và hậu môn.
- Tăng cường vận động cơ thể với các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội hoặc các động tác giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
- Hạn chế tình trạng đứng lâu, ngồi nhiều hay lao động vất vả, bê vác quá nặng, những điều này có thể gây đau đớn cho bạn.
- Tạo cho mình thói quen đi đại tiện đều đặn và không nên nhịn quá lâu bởi điều này sẽ làm cho phân cứng hơn và sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày.
- Giữ gìn vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm thay vì dùng giấy. Vì giấy có thể khiến cho các búi trĩ bị tổn thương và dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, từ đó sẽ dẫn tới nhiều căn bệnh hậu môn, trực tràng nguy hiểm hơn.
- Thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm được bảo chế từ thảo dược tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng cho táo bón và chống lại việc thiếu máu. Các sản phẩm này sẽ giúp cho thành mạch của bạn bè hơn, chống viêm, tăng khả năng làm lành các vết thương do nứt hậu môn, sưng viêm gây ra.
Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì?
Để trả lời cho câu hỏi này trước hết bạn cần phải xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng đấy.
Những dấu hiệu của các bệnh lý đã kể bên trên cũng giúp cho bạn một phần nào trong việc xác định được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an tâm hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Từ đó, dựa trên lời khuyên của bác sĩ mà sử dụng các loại thuốc thích hợp tùy vào từng bệnh lý.
Đi ngoài ra máu nên khám ở đâu?
Để biết được nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu của mình, bạn có thể tìm đến với các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, đảm bảo chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Như vậy, bài viết trên đây các cung cấp cho bạn một số thông tin về đi ngoài ra máu, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, và ảnh hưởng của tình trạng này đối với sức khỏe của bạn và những người xung quanh.
Nhằm hạn chế tác hại của tình trạng, khi phát hiện mình có dấu hiệu của đi ngoài ra máu, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn, chẩn đoán bệnh một cách chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời!
Bạn sẽ không thể lường được tác hại mà tình trạng này gây ra đâu, vì thế đừng nên chủ quan và qua loa với sức khỏe của chính mình!