Trong bài viết này, https://Trungtamytengabay.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc một loại tinh dầu khá mới nhưng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dùng do những gì mà nó có ther mang lại, đó là sản phẩm tinh dầu tràm gió. Mọi thông tin chi tiết liên quan đến thành phần, tác dụng, cách sử dụng, cách làm, có tốt không? của sản phẩm sẽ được chúng tôi nêu ra đầy đủ và chi tiết trong bài viết.
Tinh dầu tràm gió là gì?
Tinh dầu tràm gió là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm lá dài hay các chi khác của tràm. Loại tinh dầu có mùi thơm dễ chịu nên được sủ dụng rộng rãi trong nhiều loại sản phẩm như thuốc ho, thuốc súc miệng, các loại nước sát khuẩn. Từ lâu nay tinh dầu tràm được sử dụng rộng rãi để phòng cảm mạo, trúng gió ở người già, trẻ em, phụ nữ có thai
Tinh dầu tràm là một chất lỏng màu vàng hơi xanh, trong suốt, nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Thành phần tinh dầu tràm chứa rất nhiều chất hóa học nhưng trong đó quan trọng nhất là Eucalyptol chiếm tỉ lệ 42-52% và Alpha Terponeol chiếm 5-12%. Trong đó Eucalyptol có khả năng sát khuẩn giúp loại bỏ đờm rất hiệu quả, có mùi thơm và vị dễ chịu nên được sủ dụng làm chất điều hương cho nhiều loại mỹ phẩm. Trong hoạt chất Alpha Terpineol chính là thành phần không thể thiếu của các loại thuốc sát khuẩn, thuốc kháng nấm đặc hiệu dưới các dạng bào chế như: dạng hít, xông hơi hay bôi ngoài da.
Công dụng của tinh dầu tràm gió
Tinh dầu tràm gió với thành phần chiết xuất từ cây tràm gió mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể.
- Dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh, giảm ho, tránh ho rất hiệu quả
- Tác dụng kháng virus của α-Terpineol trong tinh dầu tràm gió. Theo công trình nghiên cứu của tổ chức OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) đã chỉ ra rằng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm gió có thể ức chế sự phát triển của virus cúm H5N1, và có thể có tác dụng cả trên chủng virus H1N1 làm chúng bị giảm khả năng hoạt động một cách đáng kể
- Chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh lên cơ thể.
- Tác dụng giảm đau ở rất nhiều bộ phận khác nhau do hoạt động quá sức.
- Giảm bớt tình trạng mụn nhọt, mụn trứng cá,…
- Giảm bớt tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng, làm thơm miệng
- Làm sạch và nuôi dưỡng làn da trẻ đẹp
- Giảm bớt tình trạng nấm và ngứa da đầu
Cách sử dụng tinh dầu tràm gió
Việc sử dụng tinh dầu tràm gió như nào sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng tinh dầu này trong trường hợp gì.
Đối với trường hợp dùng để chống cảm lạnh, tránh gió, trị ho: Trong thời tiết mùa đông có thể cho vài giọt tinh dầu tràm hòa vào nước tắm cho bé. Cũng có thể lấy dầu tràm xoa bóp trực tiếp vào những điểm nhạy cảm như lòng bàn tay, bàn chân, cổ, thái dương của bé để giữ ấm ngay khi tắm, trước lúc ra ngoài trời lạnh nhằm phòng chống các bệnh qua đường hô hấp do thời tiết . Đặc biệt có thể sử dụng sản phẩm không chỉ cho trẻ nhỏ mà còn có ích với trẻ sơ sinh. Hơn thế nữa dầu tràm còn khiến côn trùng tránh xa đề phòng bé bị muỗi cắn. Cần chú ý rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé.
Trường hợp phòng ngừa viêm nhiễm: có thể chống cảm cúm, sát khuẩn da bằng cách kết hợp dầu tràm pha với dầu thầu dầu tỉ lệ từ 5-10. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Để khử trùng không khí bạn có thể dùng đèn tinh dầu hoặc đơn giản là nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước nóng cho tinh dầu tràm lan tỏa khắp không gian nhà bạn.
Dùng trong trường hợp giảm đau: Tinh dầu tràm được sử dụng một cách trực tiếp xoa bóp lên các vùng cơ thể như dầu gió để chữa đau khớp, đau bụng, nhức mỏi chân tay, đau đầu.
Trường hợp dùng để ngăn ngừa mụn nhọt, trứng cá, da dầu: Dùng bông ngoáy tai chấm vài giọt tinh dầu tràm gió rồi xoa đều lên khu vực bị mụn nhọt ngày 2 lần đặc biệt là trước khi đi ngủ, có tác dụng kháng khuẩn tiêu mụn. Đối với các vùng da khác như trán, mũi, cằm có thể thoa trực tiếp.
Dùng trong trường hợp viêm nhiễm khoang miệng, hôi miệng, viêm quanh răng: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào cốc nước ấm rồi xúc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên không được uống dung dịch này
Trường hợp trị gầu và nấm cho da đầu: Những loại dầu chứa 5% tinh dầu tràm có tác dụng bổ xung dưỡng chất ngăn chặn gầu quay trở lại. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm, có khả năng phục hồi tóc bị hư tổn. Giữ được độ ẩm cần thiết cho tóc, chống nấm.
Trường hợp muốn làm sạch và dưỡng da: Nhỏ 10-12 giọt tinh dầu vào bồn tắm nước nóng, ngâm mình kết hợp mát xa nhẹ nhàng, tuần 2 lần để thấy kết quả.. Ngoài việc làm sạch và dưỡng da, loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi làm việc căng thẳng.
Cách chiết xuất tinh dầu tràm gió
Dầu tràm được chiết xuất tốt nhất phải được lấy từ khu vực rừng tràm gió trồng tại duyên hải trung bộ, đặc biệt là tràm Thừa Thiên Huế là có hàm lượng cao nhất. Cứ khoảng 150kg lá tràm thì chúng ta có thể nấu được 500ml dầu nguyên chất
Bước 1: Nấu lá tràm
Rửa lá tràm thật sạch, để ráo nước cho vào một nồi to, đổ nước ngập tràm nhưng không đổ quá nhiều. Đun liên tục 5-6 tiếng cho đến khi tinh dầu được chiết xuất tối đa
Giữ cho lửa vừa phải để cho nồi sôi đều vì ảnh hưởng lớn đến chất lượng tinh dầu thu được
Bước 2: Chiết xuất tinh dầu
Dùng một nắp kín đậy nồi, sau đó đục một lỗ để luồn một ống dẫn cho hơi nước trong nồi thoái ra. Đầu còn lại của ống nối với một chai kín, chai được đặt trong chậu đá. Khi đun sôi nước bốc hơi kéo theo tinh dầu bay ra ngoài theo ống dẫn, gặp lạnh tinh dầu ngưng tụ thành giọt trong chai
Sau khi nồi nước nguội đi, nấu sôi lại lần 2 với thời gian như trên, rồi cũng gạn lấy tương tự. Nhưng càng về sau độ nguyên chất của dầu tràm càng giảm xuống, lần gạn đầu tiên chính là lần chất lượng nhất.
Chính vì mất thời gian, công sức và lượng tinh dầu thu được ít nên giá bán tinh dầu tràm và tinh dầu nói chung khá cao
Những điểm lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm gió
- Bạn cần mua tinh dầu tại những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng sử dụng, tinh dầu nguyên chất hoặc hàm lượng cao thường không hề rẻ nên bạn cần chú ý nếu giá sản phẩm giá thấp bất thường. Tránh mua phải những sản phẩm đã bị pha tạp, hàm lượng thấp, không đảm bảo sẽ làm kích ứng da, không có tác dụng tốt
- Dùng tinh dầu đúng cách, dúng kỹ thuật cũng là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Bạn có thể sử dụng chai dạng xịt để xịt trực tiếp lên da đầu kết hợp mát xa nhẹ nhàng điều này sẽ giúp tinh dầu thẩm thấu vào bên trong da đầu tốt hơn
- Dầu tràm sẽ tương đối an toàn nếu chỉ thoa vài giọt lên vùng da không bị vết thương hở, nhưng có thể gây phản ứng dị ứng với một số người.
- Không dùng trực tiếp với vùng da trầy xướt, quanh mắt, niêm mạc
- Ngưng sử dụng nếu có hiện tượng dị ứng, kích ứng
Tinh dầu tràm gió trị mụn có tốt không?
Tinh dầu tràm gió với thành phần được chiết xuất cây tràm gió, với các thành phần hoạt chất như Eucalyptol hay Alpha Terponeol, sản phẩm có tính sát khuẩn tương đối cao, từ đó mang lại hiệu quả rất cao trong việc giảm tình trạng nổi mụn nhọt, mụn trứng cá hay rất nhiều những loại mụn khác. Tác dụng của sản phẩm không chỉ hết sức tuyệt vời mà với thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm để lại những tác dụng phụ gần như không đáng kể. Vậy nên có thể khẳng định, tinh dầu tràm gió có tính an toàn rất cao khi sử dụng.
Không những hiệu quả và an toàn, thời gian để đạt được tác dụng của sản phẩm cũng rất nhanh chóng. Chỉ sau một tuần sử dụng, những tác dụng mà sản phẩm mang lại sẽ được bạn cảm nhận một cách rất rõ rệt.
Những điều nêu trên đủ để thấy được tinh dầu tràm gió có chất lượng tuyệt vời đến nhường nào.
Tinh dầu tràm gió giá bao nhiêu?
Hiện tại tinh dầu tràm gió đang được bán trên thị trường với giá vào khoảng 90.000 đến 100.000 VNĐ. Giá của sản phẩm có thể biến đổi nhẹ tùy thuộc vào từng cơ sở sản xuất khác nhau nhưng nếu có giảm thì sẽ không giảm quá đáng kể. Nếu trường hợp bạn tìm mua sản phẩm với giá rẻ hơn quá nhiều thì hãy thận trọng bởi đó có thể là sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Hãy chọn cho mình những cơ sở có uy tín để có thể đảm bảo được sản phẩm với chất lượng cao nhất, tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc đã hết hạn sử dụng.
Nếu có bất kì thắc mắc gì liên quan đến sản phẩm hoặc muốn tìm hieru về các cơ sở uy tín, hãy gọi vào hotline của Trungtamytengabay.vn, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn hết mình cho bạn.