Tiếng khóc chào đời của trẻ làm cả nhà vui vẻ, hạnh phúc khi đón chào thành viên mới. Tuy nhiên, tiếng trẻ quấy khóc đêm lại làm cha mẹ không ngừng lo lắng. Tình trạng này không phải là hiếm gặp, nhưng nó lại gây mệt mỏi, khó chịu cho cả bé lẫn cả người chăm sóc bé.
Trẻ quấy khóc đêm là gì?
Trẻ quấy khóc đêm, khóc dạ đề hay khóc dã tràng chính là tình trạng trẻ quấy khóc liên tục vào chiều tối, tối hoặc đêm trong thời gian dài. Biểu hiện ở mức độ nhẹ là: trằn trọc, hay giật mình, giấc ngủ không sâu,… Mức độ nặng: trẻ sẽ khóc dữ dội, khó có cách nào dỗ trẻ nín, diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp và đặc biệt là khóc vào một thời gian nhất định trong ngày.
Tình trạng trẻ quấy khóc đêm gặp trong giai đoạn khi trẻ từ 2 đến 15 – 16 tuần tuổi. Thường là sau khi đủ 3 tháng trẻ sẽ ngừng quấy khóc đêm.
Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm
Cha mẹ thường sẽ sốt ruột, nổi cáu, la mắng, nạt nộ trẻ khi thấy trẻ khóc đêm nhiều lần. Bởi các bác sĩ cho biết hành vi này sẽ không mang lại hiệu quả với trẻ. Do đó cha mẹ nên tìm hiểu rằng: Tại sao con mình lại quấy khóc về đêm nhiều vậy? Từ đó có thể tìm cách khắc phục tình trạng này.
Quấy khóc do tiểu dầm
Khi tiểu dầm thì tã, bỉm của trẻ ướt sũng cũng làm cho trẻ lăn qua lăn lại, ngủ không ngon, quấy khóc… Cha mẹ cần thay tã, bỉm cho trẻ kịp thời. Sau nhiều lần, bạn đã nắm được thời gian mà trẻ hay tiểu đêm hãy chủ động thay tã, bỉm trước cho bé đảm bảo giấc ngủ ngon cho cả trẻ và người chăm sóc trẻ.
Trước giờ bé đi ngủ cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước. Nếu uống nước, khoảng 2 tiếng sau che mẹ nên lưu ý kiểm tra tã, bỉm cho trẻ.
Trẻ khóc đêm do đang đói
Một trong những lý do khiến trẻ khóc đêm là trẻ bị đói. Khi trẻ thức dậy do bị đói cha mẹ hãy cho trẻ bú hoặc cho trẻ uống sữa ngoài hoặc ăn dặm.
Do hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Một số triệu chứng thường gặp như đầy hơi, đau quặn bụng cũng có thể khiến em bé quấy khóc về đêm và không có cách nào để dỗ dành được. Nếu sau khi được ăn bé thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc thì có nhiều khả năng hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề.
Trẻ em khóc đêm liên quan đến dị ứng
Khi mà trẻ quấy khóc không phải do đói hay gặp nguyên nhân nào khác, cha mẹ hãy kiểm tra ngay xem trẻ có bị dị ứng hay không. Trẻ có thể bị dị ứng do phấn hoa, thuốc xịt côn trùng, phấn thơm, bụi bẩn… Khi đó cha mẹ nên tìm cách loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng, giữ cho phòng luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Và một trong những nguyên nhân dị ứng thường gặp nhất là dị ứng do protein có trong sữa bò. Do một lý do nào đó như mẹ không đủ sữa, đến thời kỳ ăn dặm,… cha mẹ thường cho trẻ uống sữa ngoài.
Tuy nhiên, một số trẻ quá mẫn với những protein lạ này dẫn đến tình trạng dị ứng. Trong trường hợp này, trẻ thường đau bụng với biểu hiện: Trong trường hợp dị ứng này, cơn đau bụng ở trẻ sẽ kèm theo các biểu hiện như: khóc vào buổi tối (thường lâu hơn 3 giờ), lặp lại hằng ngày và da trẻ bị phù nề, nổi mẩn, nôn… Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định thực sự có phải là con bạn bị dị ứng với sữa bò hay không?
Bị đau và khó chịu khi mọc răng
Mọc răng cũng có thể khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm. Những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc khi trẻ được tầm 5 tháng tuổi. Khi mọc lên, chúng sẽ làm trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, sưng đỏ chỗ mọc răng. Vì vậy gây cho bé cảm cảm bị đau và khó chịu mà quấy khóc. Hãy chú ý một số biểu hiện như sốt nhẹ, phần cằm nướu, gò má có thể hơi sưng… Các mẹ có thể chườm bằng lạnh để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ.
Trẻ khóc do bị bệnh
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc. Nhưng có thể cha mẹ sẽ không để ý do sẽ quan tâm đến những nguyên nhân khác trước. Để biết bé có bị bệnh hay không mẹ hãy kiểm tra thân nhiệt và để ý tiếng khóc của trẻ có gì bất thường hay không? Bé thường gặp một số vấn đề như đau bụng, sốt, côn trùng cắn…
Trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi khi bú sữa mẹ hoặc trẻ bị cảm thì sẽ có nhiều vảy mũi làm trẻ khó thở, phải thở bằng miệng. Khi thở bằng miệng làm không khí khô vào miệng trẻ đi sâu vào cổ họng làm bé bị ho gây cảm giác khó chịu cho bé, làm bé quấy khóc. Khi ấy, mẹ hãy dùng nước muối sinh lí để làm sạch mũi, thông thoáng đường thở cho bé.
Hoặc khi bé bị sốt, bị cảm thì thường thức đêm và quấy khóc, mẹ hãy tìm cách hạ sốt nhanh chóng và an toàn cho bé (chườm ấm) để tránh các biến chứng như co giật… Và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để giảm nhẹ các triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh cho trẻ, tránh các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
Tiếng ồn và nhiệt độ trong phòng ngủ
Nhiệt độ trong phòng nên giữ ở mức thích hợp với trẻ. Khi trẻ quấy khóc có thể là trẻ cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh. Để tránh trẻ đạp chăn khi ngủ thì cha mẹ có thể mắc ấm hơn bình thường cho trẻ.
Trẻ có thể bị đánh thức khi bất ngờ có âm thanh, tiếng ồn lạ. Những âm thanh này làm trẻ giật mình và quấy khóc. Vì vậy, nên chọn chỗ ngủ yên tĩnh cho trẻ, hạn chế những âm thanh, tiếng ồn khi trẻ đang ngủ.
Hoạt động quá mức
Nếu ban ngày trẻ nô đùa, hoạt động quá sức thì đến đêm trẻ có biểu hiện đột nhiên la khóc khi đang ngủ. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến chưa hoàn thiện khả năng ức chế. Vì vậy nếu trẻ hoạt động quá mức vào ban ngày thì trạng thái hưng phấn vẫn chưa chấm dứt, não bé tiếp tục hoạt động khi ngủ khiến nửa đêm xảy ra hiện tượng giống như gặp ác mộng.
Ngoài ra, rất có thể trẻ bị lồng ruột nếu trẻ khóc dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, ưỡn người, khóc thét lên, bỏ bú và đi tiểu ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Mẹo chữa trẻ quấy khóc đêm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bé ngủ sâu giấc vào ban đêm chính là thời gian tuyệt vời để tuyến tiền yên tiết ra hormone tăng trưởng GH nhiều hơn bình thường giúp trẻ phát triển. Điều này kích thích sự phát triển cân nặng, chiều cao và trí tuệ của trẻ và cũng quyết định đến khả năng học hỏi, tư duy, nhận thức của bé sau này. Do đó, khắc phục tình trạng này là một điều vô cùng cần thiết.
Cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau đây khi trẻ quấy khóc nửa đêm hoặc cả đêm:
- Khi bé khóc mẹ nên tạo cho bé cảm giác an toàn, truyền hơi ấm cho bé bằng cách ôm bé vào lòng hoặc để bé nằm cạnh mẹ. Xoa bóp toàn thân bé một cách nhẹ nhàng, ru bé hoặc cho bé nghe những giai điệu êm dịu .
- Giữ cho phòng ngủ thoáng và vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ.
- Sau khi bé bú đừng để bé ngủ liền để tránh bé bị trào ngược hãy để bé đứng chơi, thư giãn một chút. Nhưng đừng để trẻ vận động, chơi nhiều vào buổi tối.
- Mặc đủ ấm cho trẻ khi ngủ. Nhưng đừng quấn quá chặt vì thân nhiệt của bé không như người trưởng thành, thường chưa ổn định sẽ khiến bé bị nóng.
- Khi bé ngủ nên tắt hết tất cả đèn. Nếu có để đèn ngủ nên chọn loại đèn có ánh sáng dịu nhẹ.
- Thay vì phải đợi bé ngủ sâu, mẹ nên đặt bé xuống nôi ngay khi bé vừa vào giấc.
- Vào ban ngày, đừng cho trẻ ngủ quá nhiều. Rèn cho trẻ thói quen ngủ và dậy vào một giờ xác định và ban ngày thì hoạt động nhiều hơn nhất là vào buổi sáng (từ 9 giờ đến 12 giờ).
- Nên tắm nắng cho trẻ thường xuyên để bổ sung Vitamin D một cách tự nhiên giúp bé khỏe mạnh, phát triển xương tốt.
Lưu ý: Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp khi bé có các triệu chứng như: ngủ ngáy, hoảng sợ, mộng du, co giật, khóc thét.
Mong rằng bài viết đã cung cấp được thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc đêm để cha mẹ trẻ có thể áp dụng. Tốt nhất vẫn đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị và có các biện pháp khắc phục cho bé.