Nhãn là 1 loại hoa quả được nhiều người yêu thích bởi mùi vị ngon, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên đối với các mẹ trong thời kỳ mang thai mà thích ăn nhãn thì cần phải cực kỳ lưu ý vì nó không hề tốt cho thai kỳ. Vì vậy có rất nhiều nỗi băn khoăn của mẹ đang mang bầu khi muốn ăn nhãn. Liệu bà bầu ăn nhãn được không? Và khi lỡ ăn nhãn thì có bị làm sao không? Hãy theo dõi bài viết của Trungtamytengabay.vn để giải đáp thắc mắc này.
Thành phần dinh dưỡng có trong nhãn
Nhãn là loại quả không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Đặc biệt nhãn lồng Hưng Yên còn là loại đặc sản được nhiều người yêu thích. Đây là loại quả dễ ăn, nhiều nước, vị ngọt thơm và có nhiều thành phần dưỡng chất và mang lại nhiều công dụng.
Trong 100g nhãn có chứa rất nhiều các thành phần có lợi sức khỏe có thể kể đến đó là:
- 251 kJ (tương đương 60 kcal) năng lượng.
- 15,41g cacbohydrat.
- 1,1g chất xơ
- 0.1g chất béo.
- 1,31 chất đạm.
- Nhiều vitamin: vitamin C với hàm lượng khá cao 84mg, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3.
- Chất khoáng: canxi, Sắt, Magie, Mangan, Kali, Kẽm,…
Từ xưa theo Đông y nhãn có nhiều công dụng chữa bệnh. Long nhãn có vị ngọt, tính ôn, tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Ngoài ra 1 số lợi ích của nhãn được kể đến đó là:
- Có lợi cho các chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh như trầm cảm, giúp thư giãn cũng như tăng cường chức năng hoạt động của não.
- Giúp làm lành vết thương, chống ung thư, tăng tuổi thọ.
- ngăn chặn sự xuất hiện bệnh thiếu máu nhờ cải thiện lưu thông máu và làm tăng sự đồng hóa sắt trong cơ thể.
- Giúp kiểm soát cân nặng do chứa 1 lượng carbohydrate phức tạp giúp làm giảm cảm giác thèm ăn.
- Cung cấp lượng vitamin C khá cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm, cảm lạnh.
- Có lợi cho bệnh tim mạch, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm nguy cơ ngừng tim và đột quỵ.
- Giúp cải thiện sức khỏe làn da nhờ thành phần chống lão hóa.
Bà bầu ăn nhãn được không?
Có thể thấy nhãn có rất nhiều công dụng và người bình thường ăn nhãn là rất tốt. Tuy nhiên bà bầu có nên ăn nhãn không?
Câu trả lời là nhãn vẫn có lợi đối với phụ nữ mang thai và việc ăn nhãn không gây nguy hiểm tuy nhiên đó là với 1 lượng vừa phải. Một số lợi ích mà nhãn với thai kỳ đó là: tăng cường thể lực cho bà bầu; giúp cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy; bổ sung vitamin cho bà bầu và đây có thể là phương thuốc tẩy giun hiệu quả vì trong nhãn có chứa acid tartric.
Thế nhưng trên thực tế thì lợi ích của việc ăn nhãn cần được cân nhắc với những rủi ro mà nó có thể gây ra. Theo các chuyên gia khuyến cáo thì bà bầu không nên ăn quá nhiều nhãn thậm chí là không nên ăn loại quả này. Bởi vì nhãn có tính nóng bà bầu ăn nhiều có thể làm tăng nhiệt gây cảm giác nóng bừng khó chịu.
Đặc biệt khi mang thai phụ nữ phần lớn có dấu hiệu nóng trong, ăn nhãn càng làm tăng khí nóng trong người gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, động thai,… Đối với bà bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Tuy vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về tác hại của việc ăn nhãn đối với thai kỳ thế nhưng theo kinh nghiệm dân gian và những thực tế vấn đề mà các bà bầu gặp phải thì các chuyên gia vẫn khuyến cáo bạn không nên ăn nhiều nhãn trong thai kỳ.
Đặc biệt với những mẹ có cơ địa nhạy cảm, có triệu chứng dọa sảy thai hay có kèm theo bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp thì tuyệt đối không nên ăn nhãn. Vì nó sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi.
Lỡ ăn nhãn khi mang thai có sao không?
Chính những rủi ro có thể gặp phải khi ăn nhãn trong giai đoạn thai kỳ mà trước đó mẹ bầu không biết và lỡ ăn phải khiến mọi người lo lắng và tìm cách giải quyết. Nếu bạn ăn ít ở mức độ vừa phải và cơ địa của mẹ tốt thì nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé.
Nhưng tốt nhất mẹ bầu vẫn nên theo dõi sức khỏe của mình, quan sát những biến đổi bất thường của cơ thể khi lỡ ăn nhiều nhãn. Các bất thường có thể gặp như đau bụng dưới, chảy máu âm đạo,…thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám bác sĩ.
Ngoài việc hạn chế ăn nhãn trực tiếp là nhãn nước thì nhãn cũng được chế biến trong 1 số thức uống hoặc món khác với thành phần có tên gọi long nhãn. Vì vậy bạn cũng phải lưu ý đến hàm lượng long nhãn có trong loại thức uống và món ăn đó.
Mẹ bầu có thể thay thế nhãn bằng nhiều loại hoa quả có tính ngọt và mát, nhiều nước khác có lợi cho cơ thể như: cam, kiwi, lựu, dứa, chuối, bơ, nho, đu đủ chín, xoài, táo, dâu tây,…
Hy vọng bài viết có sẽ giúp bạn kìm được ham muốn ăn nhiều nhãn trong thai kỳ. Chúc bạn có 1 sức khỏe thai kỳ an toàn, khỏe mạnh với cả mẹ và bé.