Tinh hoàn là một bộ phận không thể thiếu của cơ quan sinh dục nam, có dạng bầu dục, vị trí nằm giữa dương vật và hậu môn. Bộ phận này là cơ quan chính sản sinh ra tinh trùng và tiết ra hoocmon sinh dục nam khiến cơ thể bé trai phát triển giới tính nam. Teo tinh hoàn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm mà nam giới có nguy cơ mắc phải rất cao. Khi tinh hoàn bị teo, đồng nghĩa với việc “nhà máy sản xuất tinh hoàn không hoạt động, nếu hỏng hoàn toàn coi như bất lực”. Vậy teo tinh hoàn là căn bệnh như thế nào? Cùng Trungtamytengabay.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tinh hoàn có cấu tạo như thế nào?
Hình dạng bên ngoài
Gồm 2 tinh hoàn nằm ở phải và bên trái. Kích thước thông thường của tinh hoàn là rộng 3cm, dài 5cm và dày 2,5cm, cân nặng trên dưới 20g. Ở phía bên ngoài, tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không có tính đàn hồi với rất nhiều các chức năng khác nhau được gọi là lớp bao cân trắng hay áo trắng.
Cấu tạo bên trong
Tinh hoàn của nam giới có các ống sinh tinh và các mạch máu. Tinh hoàn được phân ra thành 300- 400 tiểu thủy được ngăn cách nhau bởi các vách khởi nguồn từ mặt bên trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thủy có khoảng từ 2- 4 ống sinh tinh xoắn cuộn lại với nhau. Tinh trùng đều là do các ống này tạo ra rồi được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng các ống mào tinh.
Về tổng thể cấu tạo tinh hoàn nam, ở mỗi tinh hoàn sẽ có từ 400 đến 600 ống sinh tinh nằm thành các vòng cung nối với nhau tại một đầu, trong khi đầu còn lại đổ vào tinh hoàn. Ở giữa các ống sinh tinh là những mạch máu thần kinh và các nhóm tế bào kẽ- tế bào Leydig có nhiệm vụ tiết ra hormone testosterone (chiếm 95% lượng testosterone trong cơ thể) giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển của tinh trùng và hoạt động của các tuyến sinh dục phụ.
Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn là một cơ quan có kích thước nhỏ nằm dọc theo phía mặt sau của tinh hoàn. Mào tinh hoàn bao gồm khoảng khoảng từ 10- 12 ống xuất tinh và ở người trưởng thành thì kích thước của ống này có thể lên đến khoảng 5- 6 m. Cả về mặt hình thái bên ngoài lẫn chức năng bên trong, người ta thường chia mào tinh hoàn ra làm 3 phần: Đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi của mào tinh.
Sau khi được sản sinh ra ở vùng tinh hoàn, tinh trùng di chuyển sang nằm ổ trong mào tinh hoàn để có thời gian phát triển hoàn thiện. Mào tinh hoàn là giai đoạn cuối cùng trong dây chuyền sản xuất, cũng chính là kho chứa tinh trùng. Từ địa điểm này, tinh trùng lại tiếp tục di chuyển tới vị trí ống dẫn tinh.
Song hành với hai bên tinh hoàn còn có một bộ phận không thể thiếu đó là hai ống dẫn tinh. Sau khi tinh trùng rời khỏi mào tinh thì sẽ được truyền vào hai ống dẫn tinh và bắt đầu cuộc hành trình của nó. Trên đường đi, tinh trùng gặp túi tinh và tuyến tiền liệt.
Ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt
Túi tinh là bộ phận có vị trí nằm giữa bàng quang và trực tràng. Các đường ra của túi tinh đổ vào các cổ tuyến tiền liệt trước khi tinh trùng được phóng ra ngoài.
Tuyến tiền liệt có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng hạt dẻ nằm ngay trước cổ bàng quang của nam giới và bao bọc quanh phần niệu đạo. Mặt sau của tuyến này tựa lên trực tràng còn mặt trước của nó thì được cố định với xương chậu. Nếu bạn nam muốn xác định tuyến này rên cơ thể mình có thể đưa tay vào sâu trong hậu môn, sờ ngược lên mặt trước sẽ thấy một vật hình cầu thì đó chính là tuyến tiền liệt của bạn.
Túi tinh và tuyến tiền liệt là hai bộ phận tiết ra chất dịch với chức năng nuôi dưỡng tinh trùng. Các chất dịch này hòa với tinh trùng tạo thành chất có tên là tinh dịch. Như thường thấy thì tinh dịch có màu trắng đục như nước vo gạo, khi tinh dịch mới ra khỏi cơ thể thì nó có dạng đặc rồi lỏng dần đi. Trong thành phần của tinh dịch, dịch tiết từ túi tinh chiếm khoảng 50- 80% thể tích của nó, yếu tố chính trong đó là đường fructose, chất này có tính nhầy và kiềm.
Một phần tuyến tiền liệt có vai trò là một cơ co thắt, giữ một chức vụ quan trọng trong việc giải phóng dịch tiết của tuyến tiền liệt đồng thời kiểm soát nước tiểu. Chất dịch tiết của tuyến này chiếm khoảng 15- 30% phần tinh dịch được giải phóng. Nếu không được xuất tinh, tinh trùng sẽ tự phân rã và được hấp thu bởi biểu mô của mào tinh.
Tinh hoàn có chức năng gì?
Nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tinh hoàn là sản xuất tinh trùng (cơ chế sinh tinh) và tiết ra testosterone. Tinh trùng có vai trò đặc biệt trong quá trình sinh sản, duy trì nòi giống còn nội tiết tố sinh dục nam testosterone có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển các đặc tính sinh dục nam giới.
Ngoài cấu tạo tinh hoàn nam giới, cách thức cơ chế sinh tinh vận hành cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Khi các bạn nam bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, họ bắt đầu có hiện tượng xuất tinh. Tinh dịch gồm hai thành phần là tinh trùng và tinh dịch (tinh trung chỉ chiếm 1% tinh dịch). Quá trình sản xuất ra tinh trùng cũng cũng là một quá trình khá phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Số lượng tinh trùng được tạo ra bởi tinh hoàn của nam giới đối với mỗi cá nhân cũng khác nhau và có nhiều yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới số lượng tinh trùng như tình trạng sức khỏe và tuổi tác.
Xuất tinh là con đường đưa tinh trùng ra khỏi cơ thể của nam giới. Để thụ thai với trứng của phụ nữ chỉ cần một chú tinh trùng duy nhất, tuy nhiên mỗi lần xuất tinh thì tinh hoàn của nam giới lại xuất ra khoảng từ 40- 130 triệu tinh trùng trong tinh dịch của mình. Một điều khác nữa về tinh trùng là nếu nó không được xuất ra ngoài cơ thể thì tinh trùng sẽ được hấp thụ ngược lại vào cơ thể.
Quá trình sinh tinh bắt đầu từ thời điểm dậy thì và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời nam giới, thường sẽ dần suy giảm từ độ tuổi 40 trở đi.
Bệnh teo tinh hoàn là gì?
Bệnh teo tinh hoàn khác với sự co giãn của tinh hoàn khi nhiệt độ thời tiết thay đổi tăng hoặc giảm. Vào mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời thấp, bìu co lại kéo tinh hoàn gần cơ thể để duy trì sự ấm áp cho bộ phận này. Vào các mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, bìu giãn ra, việc này giúp làm mát tinh hoàn và khiến máu dễ lưu thông hơn. Hiện tượng này tạo cảm giác như tinh hoàn lớn hoan hoặc nhỏ hơn bình thường. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không đáng chú ý.
Teo tinh hoàn là trường hợp tinh hoàn có dấu hiệu co lại, bé hơn so với kích thước bình thường. Trong hoàn cảnh này, tinh hoàn trở nên nhỏ hơn do nó bị mất đi một số tế bào mầm và tế bào Leydig. Các tế bào Leydig là tế bào tạo ra hoocmon Testosterone còn các tế bào mầm là các tế bào tạo ra tinh trùng. Khi tinh hoàn bị co lại, người gặp vấn đề này có thể có số lượng tinh trùng thấp hơn hay lượng hoocmon testosterone suy giảm hay cả hai trường hợp do bị mất đi cả hai nhóm tế bào này. Nguyên nhân thường có liên quan đến chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn hoặc tiếp xúc với một số hóa chất nhất định.
Dấu hiệu teo tinh hoàn
Triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất của teo tinh hoàn là một hay cả hai bên tinh hoàn. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào tuổi tác kèm theo một số điều kiện cơ bản khác mà người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng cụ thể khác.
Dấu hiệu bệnh teo tinh hoàn ở trẻ em (trước giai đoạn dậy thì)
Đối với những bệnh nhân nhỏ tuổi, chưa qua giai đoạn dậy thì, các dấu hiệu khác của teo tinh hoàn với những người này bao gồm không phát triển sinh dục thứ phát, chẳng hạn như:
- Râu không mọc
- Tuyến lông kém phát triển
- Không có lông trên mu hay lông ở tay chân, lông cơ thể có thể không phát triển.
- Dương vật lớn hơn kích thước dương vật trung bình với những người cùng lứa tuổi.
Dấu hiệu chứng teo tinh hoàn sau tuổi dậy thì
Đối với người bệnh đã qua tuổi dậy thì hay với người trưởng thành, các triệu chứng của bệnh teo tinh hoàn như sau:
- Khối lượng cơ bắp giảm
- Lông mu, lông mặt và lông cơ thể kém phát triển, râu lưa thưa
- Tinh hoàn có thể mềm hơn bình thường
- Ham muốn tình dục suy giảm
Nếu teo tin hoàn có liên quan đến một số bệnh lý khác của cơ thể thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Viêm tinh hoàn cấp tính
- Có dấu hiệu sưng tấy, ửng đỏ ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn.
- Cảm giác đau tức tại tinh hoàn, đau hơn khi vận động hoặc có va chạm. Cơn đau xuất hiện thường xuyên và nhanh chóng lan ra rất nhanh từ tinh hoàn sang phần đùi, bẹn, háng. Một số trường hợp bị nổi hạch ở vị trí gần tinh hoàn.
- Né tránh quan hệ tình dục, lâu ngày khiến nam giới suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
- Cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, khó tập trung vào công việc, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm tinh hoàn mãn tính biểu hiện âm thầm và từ từ khiến nam giới thường chủ quan, bỏ qua. Thường từ 1 – 2 năm mới có các biểu hiện như tinh hoàn xơ cứng, rắn hơn bình thường, không sốt, chỉ đôi khi xuất hiện một số cơn đau nhẹ hoặc không có cảm giác đau.
Những nguyên nhân teo tinh hoàn mà nam giới dễ gặp phải nhất
Do yếu tố sinh lý
Mất cân bằng hoocmon sinh dục nam testosterone: Mất cân bằng nội tiết tố nam đôi khi có thể dẫn tới bệnh teo tinh hoàn. Nếu cơ thể nam giới sản xuất ít đi hay không sản xuất hormone testosterone, tinh hoàn có thể co lại dần dần.
Một số nguyên tiềm tàng gây mất cân bằng hormone gây ức chế nhà máy sản xuất testosterone ở nam giới bao gồm:
- Sử dụng liệu pháp thay cho hormone sinh sản testosterone
- Áp dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ là làm suy giảm nội tiết tố nam
- Bổ sung hormone Estrogen
- Viêm tinh hoàn
- Tinh hoàn lạc chỗ: Là tình trạng tinh hoàn chui nhầm qua lỗ ống bẹn lọt vào ổ bụng. Cùng với nhiệt độ cao và sự chèn ép của các bộ phận bên trong cơ thể đã khiến cho tinh hoàn không thể phát triển bình thường và teo dần đi.
Do yếu tố bệnh lý
- Bệnh tật: Một số bệnh truyền nhiễm hay chứng nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ gây teo tinh hoàn ở nam giới (đáng kể nhất là bệnh quai bị và HIV). Một số phương pháp điều trị có thể làm đảo ngược chứng teo này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc tinh hoàn co lại.
- Viêm tinh hoàn: Viêm là một trong các biểu hiện của chứng nhiễm trùng, nó gây đau và khiến tinh hoàn bị viêm do nhiễm siêu vi khuẩn hoặc vi khuẩn.
Một số nguyên nhân dẫn đến chứng viêm chủ yếu bao gồm: Chlamydia, vi khuẩn đường ruột di chuyển lên đường sinh sản sau khi giao hợp qua đường hậu môn, phẫu thuật trên đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), bệnh lậu, sử dụng ống thông.
- Xoắn tinh hoàn: Xoắn tinh hoàn xảy ra nếu tinh hoàn nam giới bị quay, dây tinh trùng nối tinh hoàn với các phần còn lại của đường sinh dục bị xoắn lại.
Ngoài đau, và sưng thì xoắn dây cũng dẫn đến việc mất máu ở tinh hoàn. Nếu người mắc bệnh không được điều trị kịp thời, gây mất oxy và lượng máu giảm dẫn đến teo tinh hoàn mãi mãi.
- Ung thư tinh hoàn: Trong một số trường hợp hiếm gặp, ung thư tinh hoàn nằm trong số đó có thể khiến teo tinh hoàn. Theo công bố của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tuổi trung bình được chẩn đoán thường mắc ung thư tinh hoàn là 33.
Trong khi ung thư tinh hoàn có xu hướng ảnh hưởng tới nam giới trẻ tuổi, nếu phát hiện sớm thì chứng này có thể điều trị được.
- Do bất thường ở các bệnh nhiễm sắc thể: Hội chứng Prader- Willi, hội chứng Klinesongkhoe24hter (47 XXY), gây ảnh hưởng tới các hoocmon LH, FSH dẫn tới giảm tổng hợp Testosterone
- Giãn tĩnh mạch tinh (Varicocele): Varicocele khiến các tĩnh mạch chạy qua phần bìu được mở rộng. Triệu chứng này thường chỉ xảy ra ở tinh hoàn bên trái. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể không nhận ra rằng họ mắc chứng này vì nó có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ có thể nhận thấy rằng tinh hoàn bên trái của mình có dấu hiệu nhỏ hơn bình thường.
- Do tâm lý: Nam giới khi tinh thần bị căng thẳng, stress sẽ phản ứng làm các cơ trơn ở vùng kín co thắt, cản trở máu lưu thông đến tinh hoàn và dần dần khiến tinh hoàn bị teo nhỏ đi.
Một số nguyên nhân khác gây teo tinh hoàn
- Tuổi tác: Theo thời gian thì tinh hoàn có thể sẽ bị co lại. Đây là một quá trình tự nhiên, vì cơ thể sản xuất ít testosterone hoặc tinh trùng khi lão hóa nên thường là điều quan tâm lớn của đấng mày râu.
- Tác động xấu trong cuộc sống: Nếu bạn thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại có thể làm giảm nồng độ Testosterone, mô tinh hoàn bị tổn thương và gây teo tinh hoàn.
- Sử dụng Steroid hay Estrogen bổ sung: Uống bổ sung Estrogen hay Steroid có thể gây ảnh hưởng tương tự đối với hoocmon, và thậm chí gây teo tinh hoàn.
- Vùng kín chịu tác động mạnh: Hành động thủ dâm sai cách hay quan hệ với lực quá mạnh, thô bạo, hoạt động gây chèn ép vùng kín trong thời gian dài cũng là một trong các nguyên nhân làm cho tinh hoàn bị teo.
- Do chiến tranh: Bị ảnh hưởng bởi những chất độc có hại do quân định rải rác xuống nguồn nước, đất hay môi trường tự nhiên. Và rồi các thế hệ sau phải hứng chịu những chất độc còn sót lại sau cuộc chiến gây vô sinh nam.
Những tác hại nguy hiểm của bệnh teo tinh hoàn
- Suy giảm chức năng sinh dục: Đây là tình trạng không thể tránh khỏi của bệnh nhân teo tinh hoàn. TInh hoàn teo dẫn tới suy giảm hoocmon sinh dục nam testosterone, người bệnh không còn ham muốn tình dục như trước, khả năng “giường chiếu“ cũng xuống dốc, dễ mắc chứng rối loạn cương dương hay dương vật không cương cứng.
- Rối loạn chức năng giới tính: Khi tinh hoàn bị teo đồng nghĩa với chức năng cơ bản của nó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hơn thế, có khả năng không còn hoạt động được nữa.
Điều này có nghĩa là việc sản xuất và điều tiết hoocmon sinh dục nam được quy định là testosterone cũng không còn khiến cho những anh nam ngày càng bị nữ tính hóa.
- Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Tinh hoàn có vấn đề thì quá trình sản xuất tinh trùng cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến số lượng tinh trùng ít đi và chất lượng tinh trùng cũng không đủ khỏe mạnh. Cụ thể, khi tinh trùng yếu thì khả năng di chuyển của nó cũng chậm đi cùng với số lượng tế bào cũng ít ỏi nên khả năng gặp trứng trong tử cung của người nữ để kết hợp tạo thành hợp tử cũng thấp và khả năng thụ thai của những con tinh trùng này hầu như không có.
- Gây vô sinh – hiếm muộn: Một số trường hợp nam giới bị teo tinh hoàn đồng nghĩa với việc tinh trùng chết, dẫn tới việc thụ thai như thông thường hoàn toàn không thể xảy ra.
- Hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ: Nam giới bị chứng teo tinh hoàn nếu không sớm khắc phục , lâu dần sẽ dẫn tới việc lãnh cảm trong chuyện “yêu”, tinh trùng loãng khó có con,… chính những điều này làm tâm lý bất ổn, dễ nổi nóng, cáu gắt, không vừa ý mọi chuyện,… vợ chồng không có tiếng nói chung và không thông cảm được cho nhau, nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình cao.
Teo một bên tinh hoàn có sinh con được không?
Bẹnh teo tinh hoàn theo nhiều người nghĩ là một căn bệnh cực kì nguy hiểm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm cha của một người đàn ông. Nó khiến lượng hormone testosterol bị rối loạn nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng đến cả sự phát triển của các khối cơ và xương.
Tuy nhiên, thực tế thì những biểu hiện nguy hiểm ở trên là biểu hiện của những bệnh nhân bị teo cả 2 bên tinh hoàn. Còn với những người chỉ bị teo ở 1 bên tinh hoàn thì tỉ lệ có con vẫn rất cao. Nhưng do nồng độ tế bào sinh tinh đã ít đi phần nào, dẫn đến việc lượng tinh trùng bị giảm đi đáng kể cũng là một nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh con cũng bị kém đi.
Chẩn đoán và điều trị viêm tinh hoàn
Việc điều trị tinh hoàn bị teo phụ thuộc vào từng nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh. Dựa theo diễn biến và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị một phác đồ cụ thể:
Chẩn đoán
Thông thường để phát hiện nguyên nhân và tình trạng bệnh teo tinh hoàn, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về lối sống và tiền sử một số bệnh liên quan với bệnh nhân. Đôi khi người bệnh cũng được bác sĩ yêu cầu liệt kê danh sách các loại thuốc mà người dùng đang áp dụng.
Sau đó, nhiều khả năng bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tinh hoàn về kích thước, kết cấu và độ cương cứng. Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người đó làm một số xét nghiệm phục vụ chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu để xác định xem người bệnh có mắc khuẩn nhiễm trùng hay không
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Siêu âm để kiểm tra bất thường và tuần hoàn máu
- Xét nghiệm nồng độ hormone
Điều trị teo tinh hoàn
Nguyên nhân gây bệnh teo tinh hoàn ảnh hưởng tới kết quả chữa trị bệnh này. Các liệu pháp điều trị thông thường bao gồm:
- Viêm nhiễm do bị dài/ hẹp bao quy đầu sẽ được chỉ định thủ thuật cắt bao quy đầu.
- Dùng các loại thuốc Tây y và Đông y đặc hiệu giúp loại bỏ triệu chứng viêm nhiễm, tiêu sưng, giảm đau, chống phù nề và làm liền lại nhanh chóng các tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Đồng thời kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng viêm để ngăn sự tấn công trở lại của vi khuẩn nấm gây bệnh.
- Đối với những trường hợp viêm tinh hoàn có dấu hiệu hoại tử, áp xe, xoắn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, ung thư tinh hoàn,… sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa để giải quyết nhanh chóng các triệu chứng, cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tinh hoàn để tránh di căn, hoại tử, bảo toàn tính mạng người bệnh.
- Thay đổi lối sống, ngưng sử dụng rượu, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Cần bổ sung hoocmon sinh dục nam cho người bệnh để cải thiện tình trạng teo tinh hoàn nếu lượng testosterone của họ quá thấp.
Chữa teo tinh hoàn tại nhà?
Trên thực tế, nếu không có sự can thiệp của các bác sĩ thì việc chữa bệnh teo tinh hoàn 100% tại nhà là rất khó. Việc chữa teo tinh hoàn tại nhà hoàn toàn chỉ có tác dụng hỗ trợ cho tiến trình điều trị thực hiện theo phác đồ điều trị đã có sẵn của các bác sĩ tại các cơ sở y tế.
Với điều kiện tại gia, việc tốt nhất mà người bệnh có thể làm để điều trị căn bệnh này hiệu quả là có một chế độ sinh hoạt và làm việc phù hợp. Tránh xa các loại chất kích thích cũng như chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để thể trạng luôn ổn định nhất trong thời gian điều trị.
Bài thuốc chữa teo tinh hoàn
Việc sử dụng các bài thuốc cho căn bệnh này cũng phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bẹnh nhân khác nhau. Do bệnh teo tinh hoàn dẫn đến tình trạng viêm, viêm có thể nặng nhẹ tùy trường hợp. Nên ngoài việc áp dụng các bài thuốc Đông Y và Tây Y tùy biến thì việc dùng các loại thuốc kháng viêm cũng là một yêu cầu cần thiết. Để tránh tình trạng viêm trở nặng và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Một số bài thuốc thường Đông Y thường được dùng trong điều trị teo tinh hoàn đã được rất nhiều người sử dụng và đem lại được rất nhiều hiệu quả tuyệt vời như:
Vị thuốc cây cỏ gồm sự kết hợp của các loại thảo dược như cỏ mầu trầu (8g) và muỗng trầu (4g), cùng với đó là sự bổ sung của gừng tươi, rễ cỏ tranh. Vị thuốc này mang lại tác dụng chống viêm cũng như giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả. Nhờ vậy mà sự viêm nhiễm do teo tinh hoàn cũng sẽ được kìm hãm phần nào.
Vị thuốc tiếp theo gồm có quế, cỏ ty tử, nam tục cùng với đó là thêm lệ chi, ngài điệp, trần bì,…
Vị thuốc thứ 3 gồm có rễ cây đinh lăng, vị quế, ngũ gia bì, cam thảo, bạch linh,… Vị thuốc này đặc biệt hiệu quả với bệnh teo tinh hoàn khi được hâm nóng.
Những vị thuốc Đông Y ở trên được sử dụng tùy theo từng trường hợp khác nhau để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Cách phòng ngừa bệnh teo tinh hoàn ở nam giới
- Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên để ngăn chặn việc nhiễm khuẩn, nhất là trước và sau khi quan hệ.
- Nên thường xuyên đi lại để thả lỏng cơ thể chứ không nên ngồi làm việc hoặc đi xe liên tục trong vòng 2- 3 tiếng.
- Bảo vệ bộ phận sinh dục tránh khỏi các chấn thương
- Mặc quần áo thoải mái, quần lót bằng chất liệu cotton, thấm hút tốt.
- Tăng cường bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C có trong rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Nam giới nên chú ý tới các dấu hiệu khác lạ khi thấy đau tinh hoàn. Cần đến khám chuyên khoa để được phân tích tinh dịch đồ, xét nghiệm máu để được đo nồng độ hoocmon. Từ việc khám nghiệm tìm ra nguyên nhân này thì bác sĩ hay chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường lượng máu lưu thông đến tinh hoàn, bộ phận sinh dục và tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ và đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích như: rượu, bia, coca, thuốc lá…
Cách chăm sóc tinh hoàn
Với người trưởng thành
- Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên quan sát những biến chuyển của tinh hoàn.
- Không để tinh hoàn bị thương tổn.
- Cẩn trọng với các biến chứng từ quai bị (khiến tinh hoàn bị teo nhỏ. tinh dịch không có tinh trùng,..)
- Đi khám bác sĩ hay gặp chuyên gia nếu thấy tinh hoàn có dấu hiệu bị nhỏ dần…
- Đề phòng một số bệnh làm suy yếu đời sống tinh trùng và tình dục.
Cho trẻ nhỏ
- Bố mẹ cần để ý, phát hiện sớm các bất thường ở bộ phận sinh dục của con.
- Lưu ý vị trí của tinh hoàn (tinh hoàn ở trong bìu) để tránh tinh hoàn của trẻ bị lạc chỗ.
- Kích cỡ của tinh hoàn bắt đầu phát triển mạnh khi vào tuổi dậy thì khoảng bằng hạt mít (từ 13- 15 tuổi), giai đoạn này rất dễ phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có.
- Đi khám và điều trị chuyên khoa nếu phát hiện tinh hoàn teo nhỏ.
Ăn gì khi bị teo tinh hoàn?
- Thực phẩm giàu vitamin C có chứa nhiều trong các loại hoa quả như dứa, đu đủ, súp lơ và cam… vitamin C có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi rút và vi khuẩn hơn nữa còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản sinh ra interferon là một loại protein có khả năng tiêu diệt vi rút gây bệnh.
- Ăn nhiều tỏi: allicin là chất có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi rút rất tốt mà chất này lại có rất nhiều trong tỏi vì thế bệnh nhân nên lựa chọn tỏi vào thực đơn trong các bữa ăn hằng ngày của mình. Không những thể tỏi còn chống viêm rất tốt.
- Các loại hoa quả tươi và rau xanh cũng rất tốt cho hệ miễn dịch của những bệnh nhân mắc chứng viêm tinh hoàn, đặc biệt là những loại hoa quả và rau sau đây: rau chân vịt, nấm hương, ngó sen, nho, táo đỏ, kiwi, bí đỏ…
- Trong quá trình chữa trị các bạn cũng nên chú ý hạn chế không nên sử dụng những loại thực phẩm như: móng giò, súp cá, thịt cừu… Không được hút thuốc lá, rượu bia hay các gia vị cay…
Bệnh lý teo tinh hoàn thường khiến các đấng mày râu giảm sút tinh thần do sự tự tin và cường mãnh của bản thân không được như trước. Căn bệnh này không hiếm gặp ở người trưởng thành nên đề nghị các anh phải hết sức cẩn thận và chú ý đến sức khỏe bản thân và đặc biệt là cậu nhỏ của mình. Để luôn có sức khỏe tốt và bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình nhé.
Chúng tôi mong rằng bài viết trên đây có thể giúp mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về căn bệnh teo tinh hoàn: dấu hiệu, đặc điểm, cách chữa trị và phòng tránh hay bảo vệ bản thân khỏi việc mắc bệnh.
Xin thành cảm ơn bạn đọc đã xem qua bài viết này.
Tài liệu tham khảo:
- What causes testicular atrophy? Link: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322544.php
- Primary and secondary testicular atrophy. Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2891525