Khám phá hiệu quả bất ngờ của bài thuốc chữa mỡ máu bằng tỏi tại nhà

Ngày nay, với tiến bộ công nghệ, rất nhiều liệu pháp điều trị mỡ máu được phát triển. Tuy nhiên, những liệu pháp này thường tiềm ẩn những rủi ro nhất định do việc dùng thuốc hoá dược,… Vậy nên mọi người thường đi tìm kiếm cho mình những bài thuốc dân gian chữa bệnh mỡ máu, cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hay những liệu pháp điều trị mỡ máu bằng Đông y.

Một trong những sản phẩm tự nhiên điều trị mỡ máu hiệu quả, được mọi người lựa chọn đó là tỏi.

Vậy Máu nhiễm mỡ là gì? Trong tỏi có những thành phần gì mà lại mang đến hiệu quả trong điều trị mỡ máu? Công dụng của tỏi là gì? Chữa mỡ máu bằng tỏi có hiệu quả không? Cách sử dụng đúng cách và hiệu quả nhất? Những lưu ý là gì?

Hãy cùng Sống khoẻ 24h tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Tổng quan bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là bệnh mỡ máu hoặc rối loạn chuyển hoá lipid máu. Đây là tình trạng mà các chỉ số lipid trong máu bị bất thường, tăng quá mức so với bình thường.

Các chỉ số lipid bình thường trong máu:

  • Lượng Cholesterol toàn phần dưới 5.2 mmol/L .
  • Hàm lượng LDL – Cholesterol (hay còn gọi là “cholesterol xấu”) dưới 3.3 mmol/L.
  • Hàm lượng HDL – Cholesterol (hay còn gọi là “cholesterol tốt”) trên 1.3 mmol/L
  • Nồng độ TG dưới 2.2 mmol/L.

Tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi của các chỉ số lipid trong máu mà cơ thể sẽ có những đáp ứng và biểu hiện khác nhau.

Bệnh mỡ máu cần được điều trị lâu dài và đảm bảo đầy đủ các tiêu chí giảm LDL – Cholesterol và TG đồng thời tăng lượng Cholesterol tốt (HDL).

Thành phần của tỏi

Từ xa xưa, tỏi không chỉ được biết đến công dụng làm gia vị, giúp cho các món ăn thêm thơm ngon mà còn xuất hiện trong các bài thuốc dân gian với rất nhiều công dụng vượt trội. Điều đó sở dĩ là do trong tỏi có nhiều thành phần rất hữu ích đối với cơ thể con người như Allicin, Liallyl sulfide, các loại acid amin thiết yếu, vitamin và khoáng chất,…

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, tỏi là vị thuốc với vị cay, tính ấm nên rất thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Allicin là một hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn mạnh có trong tự nhiên và được tìm thấy trong tỏi sau khi được đập dập hay cắt nhỏ với hàm lượng tương đối lớn, có thể lên tới 2g / 1kg tỏi tươi. Các chuyên gia còn cho biết hoạt tính kháng viêm của Allicin còn mạnh hơn cả những kháng sinh thường dùng như Penicillin,…, hiệu quả với cả vi khuẩn gram âm và gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu,…. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số virus cúm, virus gây bại liệt,.. các loại nấm ngoài da, nấm âm đạo,…
  • Một thành phần kháng viêm nữa cũng đặc biệt quan trọng có trong tỏi là Liallyl sulfide. Mặc dù vẫn còn tồn tại khi được đun chín nhưng hoạt tính kháng viêm của Liallyl sulfide lại không được cao như Allicin.
  • Có rất nhiều nghiên cứu từ các đại học lớn trên thế giới cho thấy hiệu quả của tỏi trong điều trị các khối u ở bệnh nhân ung thư. Các nhà khoa học tại Trung Quốc và Ý cũng đã có những nghiên cứu về tỏi với ung thư và được đăng trên tạp chí Y khoa nổi tiếng ở Anh – British Journal of Cancer. Sau đó, các nghiên cứu của trường Đại học Pennsylvania của Mỹ cũng cho thấy tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư thường là do các hợp chất S-allyl cysteine và các sulfide, mà các thành phần này được tìm thấy trong tỏi.
  • Hoạt chất Ajoene làm giảm quá trình kết tập tiểu cầu, hạn chế các cục máu đông gây tắc mạch máu nên rất hiệu quả cho người có bệnh lí tim mạch.
  • Ngoài ra, trong tỏi còn có các thành phần chống oxy hoá (Selenium,…), tăng cường sức khoẻ của tế bào trong cơ thể, cải thiện hệ thống tuần hoàn, tim mạch.
  • Nhắc đến tỏi, chúng ta cũng không thể bỏ qua các loại vitamin và khoáng chất như iot, phospho, canxi, magie, vitamin nhóm A, B, C, D,…., năng lượng, carbohydrate, chất xơ, chất béo,…

Tác dụng của tỏi với tình trạng mỡ máu

Trong cả các thử nghiệm in vitro và in vivo, tỏi đều được chứng minh có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu và Triglycerid trong huyết tương.

  • Thử nghiệm in vitro trên gan hay một số mô của chó, thỏ trắng và chuột cho thấy dịch chiết từ tỏi có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp Cholesterol và tác động này thường phụ thuộc vào liều dùng. Trong 2 tháng sử dụng hoạt chất Allicin, hầu hết các chỉ số lipid trong máu đều có xu hướng thay đổi theo chiều tích cực như giảm lượng lipid cũng như Cholesterol toàn phần, giảm lượng triglycerid,… Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy cơ chế tác dụng của dịch chiết tỏi là do khả năng ức chế hoạt động của enzym tổng hợp HMG – CoA cùng với việc giúp sửa chữa lại cấu trúc của các lipoprotein trong máu hay ở trong màng của tế bào. Dù dùng dịch chiết tỏi ở nồng độ thấp đã có thể làm giảm hoạt tính enzym HMG – CoA reductase ở gan. Ở nồng độ cao hơn sẽ tác động vào giai đoạn cuối cùng, khiến cho Cholesterol không được tổng hợp, từ đó làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu. 
  • Còn trong các thử nghiệm in vivo, dịch chiết tỏi tác động vào sự đóng mở của kênh Kali và Canxi, gây kích thích quá trình phân cực ở màng tế bào, giúp mạch máu và cơ trơn được thư giãn hơn. Đồng thời quá trình hoạt hoá enzym Nitric oxide synthase, tăng sản xuất nitric oxide cũng là một chất giúp giãn mạch, hạ huyết áp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng này là do Adenosin trong tỏi.

Ngoài ra, các hoạt chất trong tỏi còn giúp ức chế quá trình kết tập tiểu cầu, hạn chế hình thành các cục máu đông. Từ đó giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Đồng thời tác dụng giãn mạch của tỏi cũng giúp kiểm soát huyết áp rất tốt.

Giảm mỡ máu bằng tỏi có hiệu quả không?

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng Cholesterol có thể giảm tới 10-15%, thậm chí là 30%, giúp loại bỏ lượng Cholesterol dư thừa trong cơ thể sau một thời gian sử dụng dịch chiết tỏi. Tỏi lại là thành phần thiên nhiên nên được đánh giá là tương đối an toàn với người sử dụng, không gây ra các tác dụng không mong muốn. 

Tuy nhiên, việc dùng tỏi sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn sớm của bệnh. Và khi tình trạng máu nhiễm mỡ của bệnh nhân trở nên nặng hơn thì tỏi lại chỉ được xem là liệu pháp bổ sung, giúp tăng hiệu quả trị bệnh và thường được kết hợp các phương pháp hay thuốc Tây y.

Và một số bạn có thể không thích mùi hăng khó chịu của tỏi nên sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Hãy cố gắng kiên trì sử dụng loại thảo dược này đều đặn và thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất nhé.

Một số bài thuốc trị mỡ máu từ tỏi và cách sử dụng

Trong dân gian, cha ông ta đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc trị mỡ máu hiệu quả chỉ bằng việc sử dụng tỏi sống hoặc kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm khác. Dưới đây là những bài thuốc trị bệnh máu nhiễm mỡ từ tỏi mà các bạn có thể tham khảo.

Sử dụng tỏi đen

Phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bóc vỏ và ăn trực tiếp tỏi đen là được rồi. Nên nhớ sử dụng đều đặn hàng ngày nhé.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá 6 tép tỏi đen mỗi ngày vì có thể gây ra một vài tác động bất lợi với cơ thể.

Bên cạnh tỏi đen, bạn cũng có thể dùng loại toit bình thường trong bữa ăn hàng ngày với cách dùng cũng tương tự như với tỏi đen.

Dùng tỏi kết hợp với chanh trong điều trị mỡ máu

Tỏi và chanh đều là những nguyên liệu vô cùng dễ kiếm. Nhưng hiếm ai biết được việc kết hợp giữa 2 thành phần này lại mang đến hiệu quả tương đối lớn trong điều trị cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4 quả chanh (có thể trần qua nước nóng cho sạch bớt vi khuẩn) và một vài tép tỏi (khoảng 4 củ) đã bóc vỏ, rửa sạch
  • Cắt chanh thành các miếng nhỏ
  • Cho chanh, tỏi và một chút nước vào máy và xay nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp này vào 2l nước đã đun sôi để nguội, đun lửa nhỏ và khuấy đều trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó để hỗn hợp này nguội bớt

Bạn có thể bảo quản hỗn hợp vừa pha này trong tủ lạnh khoảng 3 ngày và sau đó lấy ra để dùng dần

Cách sử dụng: Mỗi 50ml hỗn hợp có thể chia làm 3 lần uống trong ngày, nên uống trước bữa ăn khoảng 15 – 30 phút. Với những bệnh nhân có mắc kèm các vấn đề về dạ dày thì có thể giảm liều sử dụng xuống.

Hãy duy trì sử dụng đều đặn và tốt nhất nên thực hiện 2 – 3 liệu trình mỗi năm, mỗi liệu trình không kéo dài quá 45 ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng liên tục trong 1 tuần sau đó nghỉ 1 tuần và tiếp tục uống trong tuần tiếp theo.

Trị mỡ máu bằng rượu tỏi

Cách làm này cũng cực kì đơn giản khi bạn chỉ cần thực hiện các bước tương tự như ngâm rượu cho các đấng mày râu trong nhà.

Cách thực hiện:

  • Bóc một ít tỏi tươi (khoảng 300g), rửa sạch và thái lát mỏng
  • Ngâm lượng tỏi đã thái lát này với khoảng 600ml rượu có nồng độ cồn khoảng 40.
  • Để một thời gian là bạn có thể sử dụng rồi. Nên duy trì sử dụng hàng ngày, mỗi ngày 2 lần và mỗi lần chỉ nên dùng từ 15 – 20 giọt là đủ.

Kết hợp tỏi đen với bia trong điều trị gan nhiễm mỡ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1kg tỏi đen tươi đã bóc vỏ và 1 lon bia
  • Ngâm tỏi trong bia khoảng 30 phút
  • Sau đó bọc kín tỏi vừa ngâm trong giấy bạc
  • Ủ ấm tỏi trong vòng 20 phút, bạn có thể sử dụng nồi cơm điện hoặc các thiết bị ủ khác.
  • Khi trời nắng, bạn có thể để cả nồi ra phơi liên tục trong khoảng 2 tuần là có thể dùng được roi.

Chú ý lúc này tỏi sẽ chuyển dần sang màu đen và bớt mùi hăng của tỏi sống, có vị chua ngọt nên sẽ bớt gây kích ứng vị giác của người dùng, giúp việc sử dụng được dễ dàng hơn.

Dùng hỗn hợp tỏi với chanh và gừng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4 quả chanh, 4 củ tỏi đã bóc vỏ và 1 nhánh gừng, rửa sạch.
  • Cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị trên vào máy xay, thêm 1 chút nước và xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Sau đó cho hỗn hợp này vào một nồi nước sạch (khoảng 2l nước) đem đun với lửa nhỏ trong 10 phút.
  • Để hỗn hợp nguội lại rồi lọc lấy phần dịch nước.
  • Bảo quản dịch này trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần

Cách dùng: uống trước khi ăn 2 tiếng và nên uống vào buổi sáng, mỗi lần 200ml.

Kết hợp tỏi với đậu trắng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g tỏi và 100g đậu trắng
  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch tỏi và đậu, ngâm đậu thêm khoảng 15-20 phút trong nước.
  • Sau đó cho những nguyên liệu này vào một nồi chứa sẵn 2l nước
  • Đun sôi, giảm lửa dần cho đến khi gần cạn nước, ninh thêm một lúc cho đồ nhừ hẳn rồi tắt bếp.

Với phương pháp này bạn chỉ cần sử dụng mỗi tháng 1 lần là đã có thể mang lại hiệu quả trong điều trị mỡ máu rất tốt rồi.

Bài thuốc chữa mỡ máu từ tỏi, đường và giấm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị tỏi đã bóc vỏ sẵn, đường đỏ và giấm với khối lượng lần lượt là 500g, 200g và 500g
  • Cho các nguyên liệu trên vào một bình thuỷ tinh và đậy kín
  • Ủ trong khoảng 30 ngày hoặc có thể trong thời gian lâu hơn thì càng tốt.

Cách dùng: 

  • Mỗi ngày ăn khoảng 4 – 5 tép tỏi, kèm theo một chút nước giấm đã được ngâm ở trên.
  • Duy trì dùng liên tiếp trong 15 ngày. Sau đó có thể nghỉ 3 ngày và tiếp tục sử dụng với liệu trình như trước là mỡ máu của bạn đã giảm đi đáng kể rồi.

Chữa máu nhiễm mỡ bằng tỏi, đậu xanh và đường phèn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g đậu xanh, khoảng 50 tép tỏi (số tép tỏi sẽ tương ứng với tuổi, người 40 tuổi thì chuẩn bị 40 tép), một lượng vừa đủ đường phèn.
  • Rửa sạch đậu xanh và tỏi đã bóc vỏ, thêm nước khoảng 500ml và đun cách thuỷ.
  • Uống dung dịch này một vài lần là huyết áp và tình trạng mỡ máu của bạn đã có thể được cải thiện đáng kể. 

Hỗn hợp tỏi, giấm ăn và muối giúp điều trị mỡ máu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 500g tỏi đã bóc vỏ sẵn và 50g muối trắng
  • Rửa sạch tỏi
  • Chuẩn bị thêm một bình thuỷ tinh có sẵn một chút giấm ăn và một chút đường
  • Cho tỏi và muối trắng vừa chuẩn bị vào trong bình, ngâm khoảng 2 – 3 ngày là dùng được

Cách dùng:

  • Nên dùng hỗn hợp này 2 lần trong ngày vào sáng sớm khi ngủ dậy và mỗi tối trước khi ngủ
  • Mỗi lần bạn chỉ cần ăn 1 – 2 tép tỏi cùng với một chút giấm đã ngâm là đủ
  • Cố gắng sử dụng đều đặn và đủ liệu trình 15 ngày, sau đó có thể nghỉ 3 ngày và tiếp tục với liệu trình mới.
  • Bài thuốc này không chỉ hữu hiệu trong điều trị mỡ máu mà còn rất tốt với bệnh nhân bị viêm khí quản lâu năm.

Việc điều trị mỡ máu bằng tỏi thật đơn giản mà ai ai cũng có thể làm được phải không nào. Tuỳ vào sự sẵn có của nguyên liệu và sở thích của bản thân mà bạn có thể chọn cho mình một phương pháp điều trị mỡ máu với tỏi phù hợp nhất.

Những lưu ý khi sử dụng tỏi trong điều trị mỡ máu

Có một vài lưu ý đối với những người đang sử dụng tỏi trong điều trị bệnh. Cụ thể như:

  • Vì tỏi là một thảo dược mang tính nóng nên việc sử dụng với liều lượng lớn là điều không được khuyến cáo vì có thể gây ra nóng trong, ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của dạ dày, phản tác dụng. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng quá 5g tỏi tươi mỗi ngày.
  • Hơn nữa, sử dụng tỏi quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cơ thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Một trong số đó có thể là tổn thương chức năng gan, đau đầu, chóng mặt, gia tăng tình trạng chảy máu nếu như bệnh nhân không may gặp phải tổn thương nào đó.
  • Mắt cũng là một bộ phận dễ chịu ảnh hưởng khi sử dụng tỏi quá liều. Điều đó có thể dẫn tới tình trạng kích ứng mắt, viêm kết mạc hay viêm ở vùng bầu mắt,…
  • Người đang bị tiêu chảy hay các bệnh lí ở đường tiêu hoá thì nên hạn chế tối đa việc dùng tỏi vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn, gây phù nề, loét dạ dày, kích thích cơ ở thành ruột tăng co bóp,…
  • Do có ảnh hưởng đến chức năng gan nên những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan cần chú ý khi lựa chọn tỏi để điều trị.
  • Không nên sử dụng tỏi khi đang đói do tính nóng của tỏi có thể dẫn đến tình trạng kích ứng niêm mạc tiêu hoá,… 
  • Nên nhai tỏi để các hoạt chất được chiết ra với lượng tối ưu nhất. Nhai càng kĩ càng tốt, hoặc bạn có thể thực hiện xay nhuyễn tỏi trước khi ăn.
  • Việc ngâm tỏi với giấm hay rượu sẽ giúp cho các hoạt chất trong tỏi không bị biến mất dù để ngoài môi trường và được chiết tách ra ngoài dung dịch ngâm. 
  • Vì trong không khí, thành phần không có hoạt tính trong tỏi sẽ nhờ các enzym để có thể chuyển sang dạng có hoạt tính gọi là Allicin. Nên khuyến cáo sử dụng tỏi sau khoảng 10 – 15 phút để ngoài không khí.
  • Nếu cảm thấy khó chịu ở miệng sau khi ăn tỏi, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm khác tráng miệng, giảm mùi hôi như sữa bò, cà phê không đường, chè xanh hay dùng kẹo cao su với các hương thơm ưa thích.
  • Một số thực phẩm không nên ăn kèm với tỏi như trứng vịt, thịt gà, cá trắm hay thịt chó.

Chúc các bạn sẽ sớm thành công trong trị mỡ máu với tỏi, luôn giữ cho mình một sức khoẻ tốt nhất để cuộc sống thêm vui khoẻ, có ích.

Bài viết liên quan