Thuốc nhỏ mắt Cravit: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Hiện nay, thuốc Cravit được bày bán nhiều trên thị trường, tuy nhiên sử dụng thuốc đúng cách vẫn còn là thắc mắc của nhiều người khi được khuyên sử dụng loại thuốc này. Bài viết của Sống khỏe 24h sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chính xác, rõ ràng hơn về công dụng, liều dùng, cách sử dụng cũng như bảo quản thuốc sao cho hợp lý.

Thuốc Cravit là thuốc gì?

Thuốc Cravit là thuốc có chứa hoạt chất kháng sinh – có khả năng diệt khuẩn rộng.

Thuốc được bào chế dạng dung dịch, hàm lượng nhỏ có tác dụng kháng khuẩn nên thuốc hay được sử dụng trong các trường hợp điều trị nhiễm khuẩn mắt, tai, mũi họng.

Thuốc được bào chế dạng viên nén hay dung dịch tiêm truyền với hàm lượng lớn điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn: Viêm xoang cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng,…

Thành phần chính của thuốc Cravit

Thuốc Cravit có thành phần chính là Levofloxacin, Levofloxacin có hoạt tính in vitro, là một kháng sinh phổ rộng, diệt các vi khuẩn Gram âm, Gram dương, và các vi khuẩn không điển hình kết hợp cùng với một số tá dược khác.

Công dụng của thuốc nhỏ mắt Cravit

Với thuốc được bào chế dạng dung dịch, hàm lượng nhỏ, thuốc Cravit (0.5% và 1.5%) được dùng để điều trị viêm túi lệ, viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc), viêm kết mạc, viêm bờ mi, loét giác mạc và lẹo (chắp).

Đồng thời sử dụng trong dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật mắt.

Với thuốc Cravit được bào chế dạng viên nén bao phim hàm lượng lớn (250mg, 500mg..), dạng dung dịch tiêm truyền (250 mg/50 ml hay 500 mg/100 ml), thì Cravit được sử dụng trong điều trị:

  • Viêm xoang cấp.
  • Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mãn (uống).
  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng (uống hoặc truyền).
  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng (khi sử dụng liệu pháp liều cao, ngắn hạn): uống hoặc truyền.
  • Viêm phổi mắc phải bệnh viện (liệu pháp liều cao): uống hoặc truyền.
  • Nhiễm trùng ổ bụng và vùng chậu, nhiễm trùng đường niệu không biến chứng, nhiễm trùng đường niệu có biến chứng kể cả viêm đài bể thận cấp, nhiễm trùng da và mô mềm có biến chứng: uống hoặc truyền.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: Truyền.

Liều dùng và cách sử dụng

Đối với thuốc nhỏ mắt

  • Cravit do công ty Santen Pharm sản xuất với nhiều liều dùng khác nhau và hiện đang được lưu hành rộng rãi trên thị trường.
  • Thuốc nhỏ mắt Cravit 0.5% lọ 5ml hàm lượng Levofloxacin hydrat 25mg.
  • Thuốc nhỏ mắt Cravit 1.5% lọ 5ml hàm lượng  Levofloxacin hydrat 75mg.

Cách dùng

  • Thuốc dùng để tra mắt, thường dùng cho cả người lớn và trẻ em. Mỗi lần nhỏ 1 giọt, nhỏ 3 lần/ngày.

Liều dùng

  • Liều lượng của thuốc được điều chỉnh phù hợp với đáp ứng của bệnh nhân và loại nhiễm khuẩn.

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt

  • Để đau mắt không lây sang bên còn lại thì cần chú ý hạn sử dụng của thuốc, đồng thời rửa tay sạch khi sử dụng thuốc.
  • Chỉ nên dùng thuốc khi có bệnh về mắt, mỗi lần nhỏ, nên nhỏ từ từ từng giọt tránh để thuốc tràn ra ngoài dễ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt chú ý nếu có để thuốc lỡ tràn sang mắt bên kia thì lau sạch, và tránh không chạm tay vừa lau thuốc vào bên còn lại.
  • Không chạm trực tiếp vào chóp lọ thuốc, sau khi dùng phải đóng ngay nắp lọ, nhỏ thuốc trực tiếp vào mắt, không để đầu lọ thuốc chạm vào lông mi hay mắt để tránh nhiễm bẩn thuốc.
  • Khi dùng nhiều loại thuốc nhỏ mắt cùng lúc, cách thuốc phải dùng cách nhau ít nhất 5 phút.
  • Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Vì thuốc có nhiều liều lượng khác nhau, nên để tránh nhầm lẫn hàm lượng khi mua thuốc bạn nên đem theo phiếu kê đơn của bác sĩ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ những điều bạn không hiểu về cách sử dụng, để được giải đáp kỹ càng nhất.
  • Không được phép tự ý chỉnh liều hay ngừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Các dạng bào chế khác

Nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau do công ty Daiichi Sankyo sản xuất:

  • Cravit viên nén bao phim 250 mg.
  • Cravit viên nén bao phim 500 mg.
  • Cravit viên nén bao phim 750 mg.
  • Cravit dung dịch tiêm truyền 500 mg/100 ml.
  • Cravit dung dịch tiêm truyền 750 mg/150 ml.

Đối với thuốc uống (dạng viên nén bao phim): uống với nhiều nước, không bẻ thuốc khi dùng tránh làm sai khác liều lượng.

Với người uống thuốc gặp khó khăn cần báo cho bác sĩ biết để có sự điều chỉnh thích hợp.

Đối với dung dịch tiêm truyền: Truyền IV chậm, ít nhất 30 phút với chai 250mg, 60 phút với chai 500mg, và 90 phút với chai 750mg.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc nhỏ mắt Cravit

Trong một khảo sát sử dụng thuốc ở Nhật Bản, cho thấy:

  • Tác dụng không mong muốn của thuốc này đã được báo cáo ở 42 trong số 6.686 bệnh nhân.
  • Các tác dụng không mong muốn gặp phải là: viêm bờ mi, kích ứng mắt và gặp phải nhiều nhất là tổn thương giác mạc như viêm giác mạc lan tỏa nông.

Thuốc tuy có tính an toàn cao nhưng cũng gây một số các tác dụng không mong muốn khác như:

  • Sốc, choáng dạng phản vệ: Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao. Khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào như hạ huyết áp, phù mí mắt, khó thở, ban đỏ,… thì ngay lập tức phải dừng thuốc và có các biện pháp xử trí kịp thời.
  • Chảy nhiều nước mắt, vùng niêm mạc và giác mạc thấy bị đỏ.
  • Khó chịu vùng mắt, thấy kích ứng mắt.
  • Mí mắt sưng to, thấy chảy nước mắt, có nhiều gỉ mắt.

Tuy nhiên các triệu chứng vừa nêu chỉ thấy xuất hiện ở một số lượng nhỏ bệnh nhân khi sử dụng thuốc, người dùng không nên quá lo lắng. Cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, khi thấy xuất hiện các biểu hiện lạ nào cần báo ngay cho bác sĩ để tư vấn, chữa trị và điều chỉnh kịp thời.

Các dạng bào chế khác

Trên hệ tiêu hóa

  • Thường gặp các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, hay đôi khi có biểu hiện khó tiêu, đau bụng, ói mửa,..
  • Hiếm khi gặp các trường hợp như viêm ruột đại tràng, viêm đại tràng giả mạc.
  • Với phản ứng ngoài da và dị ứng:
  • Đôi khi thấy nổi mẩn, ngứa.
  • Hiếm khi thấy khó thở, nổi mề đay.

Trên hệ thần kinh

  • Có thể có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, ù tai,..
  • Hiếm khi gặp ảo giác, cảm giác bất thường như kim châm và bỏng rát, run,..

Trên tim mạch

  • Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp hay sốc phản vệ rất ít khi gặp.

Ngoài ra còn một số biểu hiện không mong muốn hiếm khi thấy xuất hiện trên bệnh nhân như: triệu chứng ngoại tháp, rối loạn chuyển hóa porphyrin, giảm bạch cầu trung tính, bạch cầu hạt, tiểu cầu.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với levofloxacin, ofloxacin. Người nhỏ hơn 18 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, đang cho con bú. Động kinh.
  • Tiền sử rối loạn gân cơ do sử dụng quinolon.

Thận trọng

  • Người quá mẫn quinolone. Suy thận. Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Có nghi ngờ có rối loạn TKTW.
  • Bệnh nhân bị bệnh tim nặng, rối loạn chuyển hóa chất điện giải chưa được điều chỉnh, nhược cơ nặng, đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III.
  • Bệnh nhân tiểu đường đang dùng phối hợp thuốc hạ glucose máu hoặc insulin.
  • Người lái xe/ vận hành máy móc hoặc người làm công việc cần sự chính xác cao.

Cân nhắc với phụ nữ có thai và cho con bú

Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc, đặc biệt với phụ nữ có thai hoặc có khả năng có thai. Độ an toàn của thuốc với phụ nữ trong thai kỳ chưa được kiểm định.

Levofloxacin được bài tiết vào sữa mẹ. Tuy nhiên, ở liều điều trị thuốc được dự đoán không ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Chỉ dùng thuốc này cho phụ nữ cho con bú nếu lợi ích điều trị dự tính hơn hẳn nguy cơ có thể xảy ra với trẻ bú mẹ.

Hoạt chất Levofloxacin có trong thuốc có khả năng đi vào sữa mẹ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự ảnh hưởng của hoạt chất này với trẻ bú mẹ ở liều điều trị. Khi dùng thuốc vẫn phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.

Nếu bạn có thắc mắc gì về tác dụng phụ của thuốc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn kịp thời.

Chống chỉ định: không dùng cho bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, ofloxacin hoặc quá mẫn với các kháng sinh thuộc nhóm quinolon.

Với thuốc dạng dung dịch hoặc viên nén bao phim dùng cho điều trị nhiễm khuẩn ở người lớn.

Quá liều thuốc Cravit

Đối với thuốc nhỏ mắt Cravit

Khi quá liều cần dừng lại ngay, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để trung hòa thuốc đã nhỏ và ngay lập tức đi đến bệnh viện hoặc trạm y tế địa phương gần nhất để xử lý.

Đối với thuốc dạng viên nén hay dung dịch tiêm truyền

Theo nghiên cứu thử nghiệm độc tính của thuốc trên động vật, thấy xuất hiện những triệu chứng như suy giảm ý thức, co giật, buồn nôn,… khi dùng quá liều viên Cravit 500 hoặc 750mg.

Khi quá liều cần đưa ngay đến viện hoặc trạm y tế địa phương gần nhất để điều trị kịp thời bằng các biện pháp như rửa dạ dày, uống antacid để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cần theo dõi sát sao bệnh nhân và bù dịch cho bệnh nhân kịp thời.

Ngoài ra nhớ mang theo toa thuốc đã được kê để kịp thời xác định nguyên nhân, để đưa ra giải pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Đối với các thuốc trên khi quên một liều thuốc, hãy dùng lại sớm nhưng nếu quá gần với liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc như kế hoạch. Không được phép dùng gấp đôi liều quy định vì có thể sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Giá bán của thuốc nhỏ mắt Cravit?

Thuốc Cravit dạng dung dịch nhỏ mắt do công ty Santen Pharm sản xuất hiện nay đang được bán trên thị trường với giá dao động từ khoảng 93.000 đồng – 127.000 đồng/1 lọ 5ml (giá bán chỉ mang tính chất tham khảo) tùy thuộc vào liều lượng của thuốc.

Với thuốc cravit uống, dung dịch tiêm truyền do công ty Daiichi Sankyo sản xuất hiện nay được bán trên thị trường với giá khoảng 124.000 đồng/vỉ (cravit liều 500mg), dạng tiêm truyền (250mg/50ml) khoảng 150.000 đồng/chai,…

Bạn có thể tìm mua các thuốc Cravit với hàm lượng khác nhau ở các nhà thuốc hoặc các kênh phân phối thuốc lớn trên cả nước với giả cả phù hợp.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Tài liệu tham khảo

  1. Ngân hàng dữ liệu ngành dược Drugbank. Link: https://drugbank.vn/thuoc/Cravit-Tab-500&VN-19934-16
  2. Dược thư quốc gia việt nam.
Bài viết liên quan