Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, nên ăn gì và kiêng gì?

Trong xã hội hiện đại, ai cũng từng nghe đến bệnh lý Gan nhiễm mỡ. Không ít người trong số chúng ta có thể đang gặp phải tình trạng này mà không hề hay biết. Vậy Gan nhiễm mỡ là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân nào gây ra Gan nhiễm mỡ, mời các bạn cùng Trungtamytengabay.vn tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan được coi là cơ quan thải độc của cơ thể. Nó có khả năng lấy các hormon, chất độc, thuốc trong máu thông qua bài tiết trong mật, thực bào và biến đổi hóa học. Đây cũng là cơ quan có chức năng bài tiết mật, chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tổng hợp các protein. Gan có chứa đến 650mL máu của cơ thể, và là nơi dự trữ các acid amin, vitamin.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Bình thường, lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 2-4% trọng lượng gan (trọng lượng gan khoảng 1,3kg), khi tỉ lệ này tăng trên 5%, là báo hiệu cơ thể đang gặp phải căn bệnh mạn tính mang tên Gan nhiễm mỡ.

Về cơ bản, gan nhiễm mỡ không gây ra ảnh hưởng nào quá nguy hại, nhưng nếu như tình trạng này kéo dài, nguy cơ sẽ dẫn tới xơ gan và hoạt động chức năng gan kém hiệu quả. Có 3 cấp độ của gan nhiễm mỡ, đó là: gan nhiễm mỡ cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.

Gan nhiễm mỡ độ 1

Đây là tình trạng mỡ chiếm từ 5 tới 10% trọng lượng của gan. Thời điểm này là giai đoạn đầu của bệnh, do đó các triệu chứng thường không đáng kể và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt đùng giờ giấc, chăm chỉ tập thể dục thể thao sẽ là giải pháp hiệu quả đi cùng với lộ trình điều trị của bác sĩ để giải quyết các vấn đề do gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ độ 2

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn tiếp theo, lúc này mỡ chiếm 10 – 25% tổng trọng lượng gan. Phạm vi của mỡ đã mở rộng tới các mô gan, cơ hoành. Các triệu chứng lúc này vẫn chưa biểu biện rõ ràng, vì thế mà người bệnh vẫn chưa biết về sự tồn tại của bệnh. Mặc dù không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng nếu như không tiến hành các biện pháp điều trị sớm thì bệnh có thể diễn biến, tiến tới Gan nhiễm mỡ độ 3. Hiện nay, thuốc điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 dứt điểm hoàn toàn vẫn chưa có.

Gan nhiễm mỡ độ 3

Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất. Khi đã ở giai đoạn này, rất khó khăn cho việc chữa trị và khỏi bệnh. Nghiêm trọng hơn nữa là nguy cơ tử vong có thể xảy ra.

Các biến chứng xơ gan, ung thư gan có thể xuất hiện và thường là không điều trị được.

Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Đa số người bệnh thường không thấy triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ, do đó họ không phát hiện ra mình mắc bệnh hoặc chỉ phát hiện ra khi bệnh tình đã nghiêm trọng.

Dưới đây là một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện ở người bệnh:

  • Mệt mỏi, ăn không ngon.
  • Đau nhức và khó chịu vùng bụng.
  • Tăng kích thước gan.
  • Biểu hiện xơ gan với tình trạng vàng da, vàng mắt, cổ trướng, lách to, xuất hiện các sao mạch (các vết đỏ hình mạng nhện).

Ngoài ra còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ khác mà bài viết chưa liệt kê được hết. Nếu như cảm thấy bất an, nghi ngờ bản thân mắc bệnh, hãy tìm tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ tìm cách trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ và cách ăn uống

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với bệnh gan nhiễm mỡ và cách điều trị của nó. Bệnh nhân cần thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt. Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ cần đảm bảo cân bằng, có thể kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì? Sau đây là một số thực phẩm nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày:

Hoa quả tươi, rau xanh: Giúp mát gan, cải thiện hoạt động chức năng gan. Bên cạnh đó, chúng còn giúp bổ sung chất xơ. Vitamin A và vitamin E có vai trò ngăn ngừa sự tồn đọng thêm mỡ ở gan. Các loại rau củ quả tốt cho sức khỏe nên sử dụng có thể kể tới như súp lơ, củ cải, rau chân vịt, bưởi,…

Cá tươi, nhộng tằm:

  • Có tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể rất hiệu quả, rất có ích cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ do nguyên nhân béo phì.
  • Cá tươi tuy hàm chứa nhiều protein nhưng lượng chất béo thì rất ít. Nhờ vậy mà gan được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hoạt động chức năng hiệu quả hơn.

Thảo dược tự nhiên như trà xanh, lá sen, atiso được đánh giá cao trong việc hạ mỡ gan, làm mát cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mỡ tích trữ trong gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Điều trị gan nhiễm mỡ cần hướng tới giảm lượng mỡ ở gan. Vì vậy, những đồ ăn chứa nhiều mỡ nên được hạn chế hấp thụ. Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

Chất béo, mỡ động vật: Mỡ động vật được dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan đồng thời bài tiết ra ngoài cũng xảy ra tại đây. Nếu lượng mỡ động vật được hấp thu quá nhiều thì gánh nặng cho gan sẽ rất lớn. Hoạt động chức năng của gan không thể bài tiết mỡ, từ đó mỡ tích trữ và gây nên gan nhiễm mỡ. Dầu thực vật là một sự lựa chọn tốt, khuyên dùng thay thế cho mỡ động vật.

Thực phẩm giàu Cholesterol: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,… hàm chứa nhiều cholesterol. Hạn chế sử dụng các thực phẩm góp phần ngăn ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Thịt đỏ: Thực phẩm này chứa lượng protein cao. Khi vào trong cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa tại gan. Nếu tiêu thụ nhiều thì khối lượng công việc cho gan sẽ rất lớn, mỡ tăng tích tụ tại gan, từ đó dẫn tới gan nhiễm mỡ.

Hoa quả chứa nhiều đường: Béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ thường có nguyên nhân chủ yếu từ việc tiêu thụ quá nhiều đường. Gan đảm nhận vai trò chuyển hóa Fructose. Hạn chế tiêu thụ các loại hoa quả chứa lượng Fructose cao sẽ giúp cho gan hoạt động hiệu quả hơn.

Gia vị, đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến cho hoạt động chức năng của gan kém hiệu quả, làm tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn khi mỡ không thể bài tiết.

Rượu, bia cùng các chất kích thích: Đây là những thực phẩm mà người bệnh gan nhiễm mỡ phải kiêng kỵ. Các chất có trong rượu, bia làm gan phải hoạt động nặng hơn. Rượu, bia làm cho gan nhiễm mỡ nhanh tiến triển sang giai đoạn xơ gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan.

Việc thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học, thực đơn ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao điều độ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hoạt động chức năng của gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý mạn tính của cơ thể. Khi lượng mỡ tích tụ trong gan quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng gan. Thông thường, khi tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn hoặc sử dụng thuốc để đưa các chỉ số gan nhiễm mỡ về bình thường. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị, dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, và ung thư gan trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm gan là giai đoạn kế tiếp của tình trạng gan nhiễm mỡ, thời điểm mà gan đã không còn thực hiện hiệu quả vai trò chuyển hóa chất và đào thải độc của mình. Khi này, chất béo ngày càng tồn đọng ở gan, làm gan dễ tổn thương.

Xơ gan: Khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này, nếu như không điều trị thì bệnh sẽ phát triển tiếp với tốc độ rất nhanh. Các triệu chứng ở giai đoạn xơ gan đã bắt đầu rõ rệt hơn trước. Đa số các bệnh nhân xơ gan có nguyên nhân phát triển từ gan nhiễm mỡ, lý do chủ yếu là từ sự chủ quan coi nhẹ bệnh cùng lối sống không lành mạnh.

Ung thư gan: Đây là giai đoạn mà người bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tốc độ tiến triển của bệnh sẽ rất nhanh, đẹ dọa sự sống của người bệnh.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác. Chúng ta có thể điểm qua các nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ sau đây:

  • Béo phì, thừa cân: Theo thống kê có đến một nửa người béo phì gặp phải tình trạng gan nhiễm mỡ, và đến 80% số họ có nguy cơ. Ở người béo phì mỡ thừa tích tụ quá nhiều, gan không kịp chuyển hóa nên một phần tích tụ lại gây nhiễm mỡ ở gan. Mặt khác, lượng acid béo tự do sẽ được đẩy vào máu nhiều hơn.
  • Người thường xuyên sử dụng bia rượu: Có đến 60% người thường xuyên sử dụng rượu bia gặp phải tình trạng gan nhiễm mỡ. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý về gan. Rượu bia tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở gan, đặc biệt là Triglycerid, lâu dần sẽ làm quá trình này giảm đi. Ngoài ra, cồn còn gây ngộ độc cho các tế bào gan, suy giảm chức năng gan mà biểu hiện là men gan tăng cao, viêm gan. Lâu dần sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Khoảng 50% những người mắc tiểu đường type 2 có mắc kèm gan nhiễm mỡ. Cơ chế gây ra tình trạng này ở những người ĐTĐ type 2 còn chưa rõ ràng nhưng các nhà khoa học cho rằng, chính sự suy giảm Insulin làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo tại gan. Nguy cơ gan nhiễm mỡ sẽ tăng lên nếu người mắc đái tháo đường type 2 có thêm tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Người thiếu cân, suy dinh dưỡng: Quan niệm chỉ có người béo mới mắc gan nhiễm mỡ là không đúng. Rất nhiều người suy dinh dưỡng cũng gặp tình trạng này. Đây là do lượng lipoprotein trọng lượng thấp bị giảm tổng hợp do thiếu protein, dẫn tới giảm vận chuyển Triglycerid ở gan, từ đó gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ.
  • Sử dụng các loại thuốc làm tích tụ mỡ thừa tại gan: Một số loại hormon khi dùng kéo dài ở những người thừa cân dễ làm gan nhiễm mỡ, đặc biệt là các thuốc corticoid. Việc sử dụng các thuốc, thực phẩm chức năng tràn lan mà không có chỉ định từ bác sỹ làm rối loạn chức năng gan cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
  • Người có mỡ máu cao: Mỡ máu cao thể hiện ở chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL – Cholesterol tăng cao, HDL – Cholesterol giảm so với giới hạn cho phép. Những người gặp tình trạng máu nhiễm mỡ có nguy cơ cao mắc phải gan nhiễm mỡ. Do đó, cần có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, để hạn chế những tác động xấu tới sức khỏe.
  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thức khuya, ăn nhiều đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, kết hợp với ít vận động sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Một số nguyên nhân khác: Ở một số người mắc viêm gan B, viêm gan virus, chức năng gan suy giảm cũng gặp tình trạng gan nhiễm mỡ.

Cách điều trị gan nhiễm mỡ

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gặp phải bệnh lý này. Nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do chế độ ăn uống sinh hoạt chưa khoa học. Hiện nay tỉ lệ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu bia đang tăng lên, khiến chúng ta phải nhìn lại thói quen sinh hoạt của mình.

Cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Thay vì ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, đồ nướng tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, hãy chuyển sang ăn thức ăn chế biến không dầu mỡ như luộc, hấp… Chúng ta cũng cần rèn luyện thói quen ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, hạn chế các loại thịt đỏ, thịt lợn, thịt bò, mỡ – là nguồn cung cấp lượng lớn protein và lipid, nói không với rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

Bên cạnh đó, vận động, tập luyện khoa học là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi mỡ thừa, nhất là với những người thừa cân, béo phì, người làm công việc văn phòng, ít di chuyển, người trung niên và người già. Nên tập thể dục hoặc đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.

Đối với người thường xuyên phải dùng các thuốc làm gia tăng nguy cơ nhiễm mỡ của gan, cần định kỳ kiểm tra chức năng gan và chỉ số mỡ máu, điều chỉnh chế độ ăn, khi cần thiết có thể dùng thuốc điều chỉnh theo tư vấn của bác sỹ.

Đối với những người đái tháo đường type 2, cần thận trọng, nhất là những người có thể trạng béo. Ngoài dùng thuốc đúng theo chỉ định, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống khoa học, ăn giảm đường, tinh bột, không ăn mỡ và nội tạng động vật. Có chế độ vận động đều đặn thường xuyên, duy trì cân nặng ổn định. Ngoài ra, nên kiểm tra chức năng gan và lượng mỡ máu định kỳ, nếu cần thiết nên dùng thuốc để điều chỉnh. Cần thiết phải tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định dùng thuốc.

Ngoài ra, có thể sử dụng các chế phẩm đông y như cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ, làm giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ như chè vằng, giảo cổ lam, actiso, lá sen, kiềm đắng…

Thuốc trị gan nhiễm mỡ của Traphaco

Công ty cổ phần Traphaco là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực dược phẩm, có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển nền y học cổ truyền và đang đạt được nhiều thành công trên “Con đường Sức khỏe Xanh”.

Sản phẩm CARMANUS của Traphaco xứng danh là giải pháp hàng đầu cho cách chữa gan nhiễm mỡ.

Mỗi viên nang CARMANUS có chứa các thành phần:

  • Cao Carduus marianus với hàm lượng 200 mg.
  • Nicotinamid với hàm lượng 24 mg.
  • Calci pantothenat với hàm lượng 16 mg.
  • Thiamin hydroclorid với hàm lượng 8 mg.
  • Riboflavin với hàm lượng 8 mg.
  • Pyridoxin hydroclorid với hàm lượng 8 mg.
  • Tá dược vừa đủ.

Kết hợp các flavonoid chiết xuất từ cây Carduus marianus cùng các loại vitamin B, thuốc CARMANUS giúp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của gan, ổn định màng tế bào gan, oxy hóa acid béo trong gan, thúc đẩy quá trình tái tạo nhu mô gan.

Cách dùng:

  • Đối với người lớn: dùng 1 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 tới 12 tuổi: dùng 1 viên mỗi lần, 1 – 2 lần mỗi ngày.

Thuốc tây điều trị gan nhiễm mỡ

Để quá trình điều trị tiến triển tốt, bạn cần nắm chính xác nguyên nhân làm bản thân mắc bệnh. Khi đã thực hiện điều trị thì cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số thành phần thuốc tây điều trị gan nhiễm mỡ phổ biến.

Choline: Thành phần có ở phosphatidyl choline. Bổ sung thêm choline cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ giúp cải thiện tình trạng tổn thương gan do thiết hụt choline, ngăn ngừa hoặc hạn chế tối đa tình trạng bệnh.

Acid amin: Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các mô. Thiếu hụt protein có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ. Tình trạng này thường xuất hiện ở người giảm cân cấp tốc, nhịn ăn hoặc uống thuốc giảm cân. Bổ sung acid amin qua thực đơn ăn uống cân bằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ.

Vitamin: Vitamin nhóm B, C, E có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện chức năng gan. Đặc biệt, vitamin E còn có khả năng làm giảm nguy cơ hoại tử gan. Sử dụng các thuốc, thực phẩm chứa các loại vitamin này sẽ giúp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà

Thuốc nam trị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ uống lá gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều người khi tìm đến các bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ. Sau đây là một số bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ rất an toàn và hiệu quả. Mong rằng, với các cách trị gan nhiễm mỡ từ thiên nhiên này, bạn đọc có thể trả lời cho vấn đề của mình một cách ưng ý nhất.

Giảo cổ lam:

  • Vị thuốc nam hàng đầu cần được nhắc tới khi nói về vấn đề gan nhiễm mỡ. Thực tế đã chứng minh, chỉ cần dùng trà giảo cổ lam đều đặn trong 1 tháng, đến khi tái khám thì các biểu hiện gan nhiễm mỡ đã được cải thiện rất đáng kể.
  • Giảo cổ lam còn rất tốt cho các bệnh nhân men gan cao, máu nhiễm mỡ,…
  • Cách dùng giảo cổ lam: Pha 30 – 40g cùng nước, dùng đều đặn hàng ngày như uống trà.

Lá sen:

  • Có tác dụng thanh nhiệt, an thần và giải độc. Tác dụng của lá sen lên bệnh gan nhiễm mỡ được đánh giá rất tốt. Bạn có thể dùng lá sen để điều trị gan nhiễm mỡ với cách dùng như sau:
  • Lá sen non phơi khô 25g được đem hãm bằng nước sôi, uống thay cho nước hàng ngày. Sau 1 tháng áp dụng cách trên đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả bất ngờ. Kiên trì uống nước lá sen 3 – 4 tháng thì sức khỏe của bạn sẽ ổn định.

Trị gan nhiễm mỡ bằng vỏ bưởi

Bưởi hàm chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, tác dụng giảm cân của bưởi cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em chọn đây là thực phẩm tin dùng của mình.

Trong đông y, vỏ quả bưởi còn có tên gọi khác là cam phao. Vị cay, đắng và không độc. Nó có tác dụng chủ yếu là tăng cường lưu thông máu, giảm đau, tiêu đờm, chữa phù thũng,… Do đó, nó thường được ứng dụng trong việc điều trị ho đờm, chứng khó tiêu, đầy hơi,…

Không dừng lại ở đó, thành phần flavonoid có trong vỏ bưởi có rất nhiều ích lợi cho gan. Nó có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm mỡ máu, khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ nên uống nước gì? Sau đây là 2 cách mà bạn có thể áp dụng để chữa bệnh gan nhiễm mỡ:

Nấu nước vỏ bưởi:

  • Có thể dùng vỏ bưởi khô hoặc vỏ bưởi tươi để nấu nước. Nếu như dùng vỏ bưởi tươi, việc bạn cần làm chỉ là tách lấy phần cùi và vỏ bưởi, sau đó thái thành các miếng kích thước vừa đủ, đem đun cùng nước là xong.
  • Trong trường hợp dùng vỏ bưởi khô, bạn cần thái sợi vỏ bưởi rồi phơi khô. Mỗi lần dùng, lấy một lượng vừa đủ đem đun sôi. Hàng ngày, uống một cốc nước vỏ bưởi khô, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ có những chuyển biến tích cực.

Ngâm vỏ bưởi với rượu:

  • Chuẩn bị vỏ bưởi được thái sợi. Ngâm cùng rượu trắng trong khoảng 7 – 10 ngày là bạn đã có thể dùng.
  • Mỗi lần chỉ nên uống nửa chén rượu ngâm vỏ bưởi. Đều đặn như vậy thì bạn đã hạn chế được đáng kể các nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ rồi đó.

Làm mứt vỏ bưởi:

  • Không chỉ là món ăn ngon, mứt vỏ bưởi còn rất tốt cho sức khỏe, là một bài thuốc trị gan nhiễm mỡ rất hiệu quả.
  • Nguyên liệu: Phần cùi, vỏ của 2 quả bưởi, 0,2kg đường trắng, 100ml rượu trắng, 1 ống vani, 3 thìa muối.
  • Rửa sạch, thái vỏ bưởi thành các miếng kích thước vừa phải.
  • Hòa 3 thìa muối với 1 lít nước, khuấy cho muối tan hết rồi ngâm cùng chỗ vỏ bưởi đã thái qua đêm. Tới hôm sau, xả nước thật sạch vỏ bưởi, sau đó vắt cho ráo nước.
  • Tiếp theo, đun sôi vỏ bưởi trong 5 phút, cho ra bát.
  • Tiếp tục trộn đều cùng đường trắng và ngâm qua đêm.
  • Đun 150ml nước sôi rồi luộc vỏ bưởi trong 10 phút.
  • Thêm rượu trắng vào vỏ bưởi đã ngâm rồi bắc lên bếp, khuấy đều tới lúc cạn nước thì thêm vani. Như vậy là bạn đã tự làm được món mứt vỏ bưởi rất ngon.

Gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về các thuốc trị gan nhiễm mỡ:[BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG] Top 10+ loại thuốc bổ gan, mát gan tốt nhất cho người hay uống rượu.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ. Tuy không phải là bệnh nan y nhưng vì tính chủ quan của người bệnh, không khắc phục sớm nên dễ dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi, sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về bệnh lý gan nhiễm mỡ, từ đó có cách phòng tránh, hạn chế những hậu quả đáng tiếc.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nonalcoholic fatty liver disease.
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonalcoholic-fatty-liver-disease/symptoms-causes/syc-20354567
  2. Symptoms & Causes of NAFLD & NASH.
    https://www.niddk.nih.gov/health-information/liver-disease/nafld-nash/symptoms-causes
  3. Fatty liver disease in diabetes mellitus.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4405411/
Bài viết liên quan