Dâm Dương Hoắc – Tạm biệt nỗi lo liệt dương nhờ loại thảo dược này

Trong y học cổ truyền, dâm dương hoắc là một trong những vị thuốc đông y chuyên dùng trong việc bồi bổ cơ thể, bổ dương ích khí, cũng như cải thiện chức năng sinh lí ở cả nam và nữ giới. Từ xa xưa, dâm dương hoắc luôn là một vị thuốc thần kỳ giúp tráng kiện dương khí, cải thiện chuyện chăn gối. Cho đến ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, các bệnh lý về vấn đề sinh lí cũng ngày càng gia tăng, vị thuốc dâm dương hoắc vẫn là một trong những giải pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tuyệt vời cho các quý ông. Hãy cùng Trungtamytengabay.vn tìm hiểu nhé.

Mô tả dược liệu

Tương truyền rằng, ngày xưa, người dân thường cho dê đực ăn lá dâm dương hoắc, làm cho dê đực giao phối được với dê cái rất nhiều lần trong ngày. Cái tên dâm dương hoắc được ra đời từ đó.

Tên gọi

Tên dân gian Dâm dương hoắc: Vị thuốc dâm dương hoắc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là Cương tiền (theo Bản Kinh), Kê trảo liên ( theo Trung thảo dược – Nam dược), Dương giác phong (theo Toàn quốc trung thảo dược hối biên), Dương hoắc (Tứ Xuyên trung dược chí), Tức ngư phong (Hồ Nam dược vật chí),…

Tên khoa học của cây Dâm dương hoắc: Epimedium macranthun Mooren et Decne

Dâm dương hoắc thuộc họ Hoàng liên gai: Berberidaceae

Đặc điểm thực vật

Có 3 loại dâm dương hoắc đều được Đông y đưa vào sử dụng: Dâm dương hoắc lá to, Dâm dương hoắc lá mác và Dâm dương hoắc lá hình tim.

Cả 3 loại đều là những cây thảo sống lâu năm. Cụ thể trong đó:

  • Dâm dương hoắc lá to: cao khoảng 30 – 40cm, thân nhỏ, phía trong có lỗ rỗng. Thường có 3 cành, mỗi cành có 3 lá. Lá mọc trên ngọn cây, phiến lá to dài, lá kép 2 lần với 3 lá chét. Lá hình tim, dạng trứng dài khoảng 12cm, rộng 10cm, gốc lá hình tim, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, Gân chính và phụ nổi rõ. Cụm hoa mọc thành chùm, mỗi cụm thường có 4 hoa. Hoa to, đường kính hoa dài khoảng 20mm. Cuống hoa không có lông tiết. Tràng hoa có cựa dài.
  • Dâm dương hoắc lá mác: cao khoảng 30 – 40cm, phiến lá to dài, hình trứng, dạng mũi mác, dài khoảng 14cm, rộng 5cm, đầu lá hơi nhọn như gai, gốc lá hình mũi tên. Lá kép một lần với 3 lá chét. Cụm hoa mọc thành chùm, mỗi cụm thường có nhiều hoa. Hoa nhỏ, đường kính khoa khoảng 6 – 8mm. Tràng hoa có cựa ngắn hay không có cựa.
  • Dâm dương hoắc lá hình tim: thấp hơn 2 loại trên, chiều cao vào khoảng 30 – 35cm. Phiến lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Cụm hoa mọc thành tán, hoa nhỏ hình bướm, có màu trắng vàng. Cuống hoa có lông tiết rõ.

Bộ phận dùng

  • Lá: Màu lục tro hoặc lục vàng, cứng dòn. Không nên chọn loại ẩm, mốc, đen, nát vụn.
  • Rễ.

Phân bố

Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở các khu vực rừng núi có khí hậu ôn đới.

  • Ở Việt Nam: cây xuất hiện ở vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngoài ra còn ở vùng cao nguyên Đắk Lắk – Lâm Đồng.
  • Ở Trung Quốc: có rất nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc: Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Dâm dương hoắc lá to), Vân Nam (Dâm dương hoắc lá mác), Quảng Tây (Dâm dương hoắc lá hình tim)

Cách phân biệt lá Dâm dương hoắc Trung Quốc và Việt Nam

  • Lá Dâm dương hoắc Trung Quốc: khi xuất sang Việt Nam, dâm dương hoắc được các công nhân Trung Quốc đóng thành bó lá thành các cục có những vết cắt vuông vắn. Đặc điểm:
  • Màu sắc lá không được tự nhiên
  • Lá tơi và mỏng do bị ép theo khuôn
  • Vết cắt phẳng của máy móc
  • Đóng gói thành các cục.
  • Lá dâm dương hoắc Việt Nam: Lá được xử lý theo phương pháp truyền thống là hái từ rừng đem về, rửa sạch rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Đặc điểm:
  • Lá dầy, đủ hình cái lá
  • Màu sắc tự nhiên
  • Không được đóng thành cục

Thu hái và bào chế

  • Thu hái: Dâm dương hoắc được thu hái vào mùa hạ thu
  • Bào chế:
  • Phần lá được cắt hết gai xung quanh mép lá, lá cắt nhỏ như sợi tơ to, rây hết mảnh vụn, phơi khô rồi sao qua. Hoặc có thể đem tẩm rượu trước khi sao.
  • Chích Dâm dương hoắc: Theo Lôi Công bào chế, lấy rễ và lá Dâm dương hoắc, cắt hết gai xung quanh rồi đun chảy mỡ dê, gạn sạch cặn đi mới cho Dâm dương hoắc vào, sao dưới lửa nhỏ đến khi mỡ dê bị hút vào trong lá. Lấy ra và để nguội.

Tỉ lệ thích hợp: 50kg lá tương đương với 12,5kg mỡ dê.

Vị thuốc Dâm dương hoắc

Tính vị – Quy kinh

  • Theo Trung dược học, vị cay, ngọt, tính ấm quy kinh Can, Thận
  • Theo Trấn Nam Bản Thảo, vị hơi cay, tính hơi ấm, quy kinh Can, Thận
  • Trong Bản Kinh, dâm dương hoắc có vị cay, tính hàn
  • Theo Dược Tính Luận, cây có vị ngọt tính bình
  • Vào kinh thủ Quyết âm (Tâm bào), túc Quyết âm (Can), túc Thiếu âm (Thận) (Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc Dương minh (Vị), Tam tiêu, Mệnh môn (Bản Thảo Cương Mục).

Tác dụng dược lý của Dâm dương hoắc

  • Có cấu trúc như hormon sinh dục nam nên có tác dụng như kích thích tố nam. Thực tiễn cho thấy, khi uống cao dâm dương hoắc thấy có sự kích thích xuất tinh. Trong đó, khi sử dụng lá và rễ cho thấy tác dụng mạnh hơn khi sử dụng thân cây (theo Trung Dược Học).
  • Có tác dụng hạ mỡ máu và glucose máu (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng hạ huyết áp. Thực nghiệm chứng minh, khi cho chuột và thỏ có bệnh lý tại thận dẫn đến biến chứng tăng huyết áp sử dụng nước sắc dâm dương hoắc thì thấy hạ huyết áp (theo Trung Dược Học). Đồng thời, theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược nó còn có tác dụng giãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, tăng lưu lượng máu đầu chi, làm giãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não,  cải thiện vi tuần hoàn.
  • Có tác dụng điều tiết các hoạt động sống và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể (theo Trung Dược Học).
  • Ngoài ra, người ta cũng phát hiện được chức năng giảm ho, long đờm, giảm các cơn hen suyễn và tác dụng an thần rõ rệt ở dâm dương hoắc (theo Trung Dược Học).
  • Đồng thời, nó cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế tụ cầu trắng, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), kháng virus bại liệt các type I, II, III và Sabin type I. Các thí nghiệm cho thấy dung dịch chiết 1% của dâm dương hoắc có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Ngoài ra, người ta phát hiện được tác dụng kháng histamin khi thí nghiệm cho thỏ uống nước sắc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, (Trung Dược Học).
  • Mặt khác khi dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu. Ngược lại, khi dùng lượng nhiều lại có tác dụng chống lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)

Công dụng của dâm dương hoắc

  • Thuốc bổ thận, trị liệt dương, ít tinh dịch, tinh trùng yếu, tăng cường sinh lí cho cả nam và nữ.
  • Hạ huyết áp, tốt cho tim mạch.
  • Kích thích hình thành xương, điều trị loãng xương.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
  • Điều trị cơ gân co rút, chân tay tê bì, liệt nửa người, đau lưng mỏi gối, phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Tác dụng giảm ho long đờm, giảm các cơn hen suyễn, an thần.
  • Tác dụng kháng khuẩn chống viêm.
  • Tác dụng giảm lipid máu và glucose máu.

Đối tượng sử dụng

Với những tác dụng tuyệt vời trên thì dâm dương hoắc được dùng cho những bệnh nhân có triệu chứng như sau:

  • Người thận hư, yếu kém.
  • Nam giới suy giảm chức năng sinh lí, liệt dương, yếu sinh lí, di tinh, tinh lạnh.
  • Nữ giới lãnh cảm, khô âm đạo, giảm ham muốn về chuyện chăn gối.
  • Người mắc các bệnh về tim mạch như: bệnh động mạch vành, viêm cơ tim do virus.
  • Người bị hen phế quản mạn tính (COPD).
  • Người bị chứng giảm bạch cầu, chức năng miễn dịch kém.
  • Người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, chứng bệnh hay quên tuổi già.
  • Người già loãng xương, suy giảm hệ xương khớp.

Chống chỉ định

Mặc dù tác dụng của dâm dương hoắc rất tốt nhưng không phải ai cũng dùng được:

  • Người dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, hay mất ngủ
  • Người mắc chứng liệt dương do thấp nhiệt, âm hỏa hư vượng

Các bài thuốc với dược liệu dâm dương hoắc

Trị đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn, tay chân co quắp, tê bì

  • Cách 1: Tiên linh tỳ tán

Nguyên liệu: Dâm dương hoắc, Xuyên khung, uy linh tiên, thương nhĩ tử, quế tâm đều 40g

Toàn bộ đem tán nhuyễn, uống mỗi lần 4g với rượu ấm.

  • Cách 2: Tiên linh tỳ tiễn

Nguyên liệu: Dâm dương hoắc, gia tử căn đều 2 cân, đậu đen 2 thăng

Đem nguyên liệu nấu với 3 bát nước lấy 1 bát, bỏ bã, sắc còn 5 thăng rồi uống.

Trị liệt dương

  • Cách 1

Nguyên liệu: dâm dương hoắc 40g, tiên mao 20g

Sắc lấy nước uống.

  • Cách 2

Nguyên liệu: Dâm dương hoắc 8g, sinh khương 2g, cam thảo 1g

Sắc 3 bát lấy 1 bát. Chia ra uống ngày 3 lần.

Trị liệt dương, bán thân bất toại: Rượu dâm dương hoắc

Nguyên liệu: dâm dương hoắc 1kg, rượu trắng 10l

Ngâm trong 1 tháng rối dùng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

Trị liệt dương đi tiểu nhiều lần

Nguyên liệu: dâm dương hoắc 20g, cửu thái tử 20g, thục địa 40g, lộc giác sương 20g

Sắc lấy nước uống.

Trị thận hư (liệt dương, di tinh,..), phụ nữ vô sinh

Nguyên liệu: dâm dương hoắc 40g, rượu trắng 0,5l

Đem ngâm 20 ngày rồi đem uống. Ngày uống 2 – 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 10 – 20 ml

Trị tăng huyết áp

Nguyên liệu: Dâm dương hoắc 16g, Đương quy 12g, tri mẫu 12g, ba kích 12g, tiên mao 16g, hoàng bá 12g

Nguyên liệu đem sắc lấy nước uống.

Trị ho do tam tiêu, khí nghịch, kém ăn, đầy bụng

Nguyên liệu: Dâm dương hoắc, ngũ vị tử, hai vị bằng nhau

Đem tán nhuyễn thành bột, luyện thành viên với mật. Uống mỗi lần 30 viên với nước gừng

Cách ngâm rượu dâm dương hoắc

Nguyên liệu: Dâm dương hoắc 1kg, Sâm cau 0,5kg, Ba kích tím tươi 0,5kg, nấm ngọc cẩu khô 0,3kg, rượu tráng 10l

Ngâm trong 1 tháng trở lên là dùng được, thời gian ngâm càng lâu dùng càng tốt

Trên đây là những chia sẻ về dâm dương hoắc, vị dược liệu quý của y học cổ truyền, rất mong mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bài viết liên quan